Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 kết nối tri thức học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bạn H lấy tiền mừng tuổi của mình để ủng hộ các bạn nhỏ vùng sâu, vùng xa. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt.
  • B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  • C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  • D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 2: Bạn M cùng các bạn trong lớp vẽ tranh chào mừng ngày 20/11 để tặng cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt.
  • B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  • C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  • D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 3: Trong giờ ra chơi, Bạn D thường đi mua quà ăn vặt để ăn và vứt rác trong ngăn bàn. Việc làm đó đã làm trái với điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt.
  • B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  • C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  • D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 4: Trên đường đi học về, H được 1.000.000đ và mang số tiền đó đến nhờ chú công an trả lại cho người mất. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt.
  • B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  • C. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
  • D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 5: Bác Hồ sinh ra tại đâu?

  • A. Nghệ An.
  • B. Hà Tĩnh.
  • C. Quảng Trị.
  • D. Hà Nội.

Câu 6: Ngày, tháng, năm sinh của Bác Hồ là?

  • A. 19/5/1890.
  • B. 19/5/1980.
  • C. 20/1/1890.
  • D. 01/2/1890.

Câu 7: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày, tháng, năm nào?

  • A. 15/1/1945.
  • B. 19/8/1945.
  • C. 20/11/1945.
  • D. 2/9/1945.

Câu 8: Bác Hồ có những tên gọi nào khác?

  • A. Nguyễn Sinh Cung.
  • B. Nguyễn Sinh Côn.
  • C. Nguyễn Tất Thành.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 9:

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao …

Trong dấu “…” là?

  • A. Bác Hồ.
  • B. Kim Đồng.
  • C. Võ Thị Sáu.
  • D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 10: Bài hát nào nói về Bác Hồ?

  • A. Ngày đầu tiên đi học.
  • B. Con cò.
  • C. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
  • D. Cái bống bang.

Câu 11: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói về?

  • A. Giữ lời hứa.
  • B. Lòng tự trọng.
  • C. Đoàn kết.
  • D. Cần cù.

Câu 12: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Không nên hứa với bất cứ ai điều gì.
  • B. Chỉ nên hứa những điều mà mình thực hiện được.
  • C. Hứa cái gì cũng làm.
  • D. Hứa nhưng không làm.

Câu 13: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Hứa với tất cả mọi người, làm được hay không thì không cần biết.
  • B. Làm những việc tốt khi đã hứa.
  • C. Chỉ thực hiện lời hứa khi làm việc tốt.
  • D. Không nên hứa trước điều gì.

Câu 14: Biểu hiện của việc giữ lời hứa là?

  • A. Đi học đúng giờ.
  • B. Làm bài tập trước khi đến lớp.
  • C. Không chép tài liệu khi kiểm tra.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 15: Biểu hiện của việc không giữ lời hứa là?

  • A. Hứa xuông, lần sau lại vi phạm nội quy.
  • B. Hứa nhưng không thực hiện.
  • C. Hứa nhưng giả vờ quên.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 16: Giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta?

  • A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.
  • B. Bị mọi người xa lánh.
  • C. Bị mọi người căm ghét.
  • D. Được mọi người tôn vinh.

Câu 17: Không giữ lời hứa sẽ?

  • A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.
  • B. Bị mọi người xa lánh.
  • C. Bị mọi người mất niềm tin.
  • D. Được mọi người tôn vinh.

Câu 18: Hành động nào sau đây lời hứa không nên làm?

  • A. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.
  • B. Trốn mẹ đi tắm sông.
  • C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 19: Các hành vi biết giữ lời hứa là?

  • A. Sửa chữa đi học muộn bằng cách hẹn đồng hồ báo thức.
  • B. Trốn mẹ đi tắm sông.
  • C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.
  • D. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.

Câu 20: H hứa với bố sẽ không chơi game nữa nhưng được 2 hôm thì H lại trốn bố đi chơi game. Hành động đó thể hiện?

  • A. H là người không biết giữ lời hứa.
  • B. H là người biết giữ lời hứa.
  • C. H là người có ý thức.
  • D. H là người thiếu ý thức.

Câu 21: Gấp quần áo và chăn màn của mình sau khi thức dậy là việc làm của ai?

  • A. Của bản thân em.
  • B. Của bố mẹ.
  • C. Của anh chị.
  • D. Của ông bà.

Câu 22: Lau bàn ghế, quét nhà là việc làm của ai?

  • A. Của bản thân em.
  • B. Của bố mẹ.
  • C. Của anh chị.
  • D. Của ông bà.

Câu 23: Tự giác là...làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài. Trong dấu “…” đó là ?

  • A. Chủ động.
  • B. Tự ý thức.
  • C. Tự nhận thức.
  • D. Tích cực.

Câu 24: Những việc em có thể tự làm là?

  • A. Học và làm bài tập.
  • B. Vệ sinh cá nhân.
  • C. Lau bàn ghế.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 25: Dù B không hát hay nhưng vẫn tích cực đi tham gia hoạt động văn nghệ của lớp và xin vào đội múa. Việc đó thể hiện?

  • A. B là người tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • B. B là người không tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • C. B là người sống hòa đồng với các bạn.
  • D. B là người tốt bụng.

Câu 26: Việc tham gia vào hoạt động của lớp, trường sẽ giúp em?

  • A. Có thêm niềm vui.
  • B. Có thêm nỗi buồn.
  • C. Có nhiều bận rộn.
  • D. Mất thời gian.

Câu 27:  Em sẽ làm gì khi thấy có người ăn trộm biển an toàn giao thông đi bán lấy tiền?

  • A. Mặc kệ.
  • B. Làm theo để kiếm tiền.
  • C. Đe dọa.
  • D. Nói với bố mẹ để bố mẹ báo với công an.

Câu 28: Để có tình bạn gắn bó lâu dài cần phải?

  • A. Nói xấu bạn sau lưng.
  • B. Mặc kệ bạn khi gặp khó khăn.
  • C. Không quan tâm đến bạn.
  • D. Chia sẻ vui buồn với bạn.

Câu 29: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang. Trong tình huống đó em sẽ khuyên bạn như thế nào?

  • A. Khuyên bạn xin lỗi bạn gái đó và hỏi xem bạn có bị làm sao không. 
  • B. Mặc kệ bạn.
  • C .Trêu đùa bạn cho bạn khóc.
  • D. Bỏ đi chơi chỗ khác.

Câu 30: Đối với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải?

  • A. Thông cảm, chia sẻ.
  • B. Phân biệt đối xử.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 31: Vì đường vắng, bạn Nam vừa sang đường vừa đọc truyện. Nhận xét hành động của Nam.

  • A. ủng hộ hành động của Nam.
  • B. khuyên Nam không nên làm vậy. Như vậy sẽ mất tập trung không chú ý được các phương tiện xung quanh.
  • C. bắt chước hành động của Nam.
  • D. Lôi kéo các bạn làm giống Nam.

Câu 32: Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm của ai?

  • A. Chú công an.
  • B. Chú bảo vệ.
  • C. Chú bộ đội.
  • D. Tất cả mọi người.

Câu 33: Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ….?

  • A. lợi ích của mình.
  • B. lợi ích của xã hội.
  • C. lợi ích công cộng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 34: Chị hàng xóm rủ Na đi xuồng đến chợ nổi. Na nhắc chị đưa áo phao để mặc nhưng chị bảo: “không cần đâu em, chợ gần nhà mà!’’. Nếu là Na, em sẽ làm gì?

  • A. khuyên chị hàng xóm là: dù gần nhà hay không gần nhà nhưng nếu đã đi xuồng thì chúng ta vẫn phải vẫn phải mặc áo phao để nếu bị rơi xuống nước thì chúng ta cũng không bị chết đuối, bảo vệ mạng sống của bản thân mình.
  • B. làm giống lời chị hàng xóm nói.
  • C. bảo mọi người không cần mặc.
  • D. chị hàng xóm nói đúng.

Câu 35: Khi đi xe đạp trên đường cần phải làm gì?

  • A. Luôn đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên phải.
  • B. Qua chỗ đường giao nhau phải tuân theo hiệu lệnh tín hiệu đèn hoặc phải quan sát thật an toàn mới đi.
  • C. Khi muốn đổi hướng rẽ phải, rẽ trái phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.
  • D. Thực hiện tất cả các điều trên.

Câu 36: Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt chiều cao tính từ mặt đường xe chạy trở lên là bao nhiêu?.

  • A. 2 mét.
  • B. 2,5 mét.
  • C. 3 mét.
  • D. 3,5 mét.

Câu 37: Người điều khiển xe môtô trên 50 phân khối bắt buộc phải có giấy tờ gì ?

  • A. Giấy phép lái xe.
  • B. Chứng nhận đăng kí xe.
  • C. Bảo hiểm dân sự.
  • D. Tất cả những giấy tờ trên.

Câu 38: Nêu 3 việc em sẽ làm để giải quyết bất hoà trong mối quan hệ với bạn bè

  • A. Bình tĩnh tìm hiểu vấn đề và nguyên nhân.
  • B. Giải quyết khúc mắc và hiểu lầm.
  • C. Xin lỗi khi bản thân sai.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 39: Khi bạn gặp chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn em sẽ?

  • A. Không quan tâm.
  • B. Trêu chọc, chế giễu bạn.
  • C. An ủi, động viên bạn.
  • D. Nói xấu bạn.

Câu 40: Hải rủ Tuấn đi chơi nhưng Tuấn chưa học xong bài. Hải nói: Nếu bạn không đi thì tớ không chơi với bạn nữa. Cách xử lí các tình huống phù hợp là

  • A. Bình tĩnh.
  • B. Tuấn phân tích nguyên nhân không đi chơi.
  • C. Tuấn hẹn đi chơi sịp khác.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác