Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 kết nối tri thức học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Em không đồng tình với ý kiến nào?

  • A. Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện tình yêu Tổ quốc.
  • B. Giữ gìn vẻ đẹp quê hương là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
  • C. Trò chơi dân gian không hấp dẫn.
  • D. Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 2: Định nghĩa “Quốc hiệu” là?

  • A. Quốc hiệu là huy hiệu tượng trưng cho quốc gia.
  • B. Quốc hiệu là bài hát chính thức của một quốc gia.
  • C. Quốc hiệu là tên của một quốc gia.
  • D. Quốc hiệu là lá cờ của quốc gia.

Câu 3: Nếu nhìn thấy bạn đang khắc tên lên tường, em sẽ?

  • A. Cùng bạn khắc tên của mình lên tường.
  • B. Khuyên bạn đừng khắc tên lên tường để giữ gìn di tích, thắng cảnh.
  • C. Rủ thêm các bạn khác cùng khắc tên của mình lên tường.
  • D. Mặc kệ bạn, không nói gì.

Câu 4: Giữ chữ tín là?

  • A. Biết giữ lời hứa.
  • B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.
  • C. Không tôn trọng lời nói của nhau
  • D. Không tin tưởng nhau.

Câu 5: Em không đồng tình ý kiến nào dưới đây?

  • A. Chỉ quan tâm, giúp đỡ những người hàng xóm đã từng giúp mình.
  • B. Trẻ em cũng cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
  • C. Giúp đỡ một người hàng xóm đang gặp khó khăn.
  • D. Hỏi thăm, động viên bác hàng xóm khi bác có chuyện buồn.

Câu 6: Biểu hiện của sự không tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở lớp, trường là?

  • A. Đi học đúng giờ.
  • B. Tích cực tham gia làm bài nhóm.
  • C. Quên không làm bài tập về nhà.
  • D. Xung phong xây dựng bài.

Câu 7: Khi nhìn thấy hai bạn không hát Quốc ca trong giờ chào cờ mà nói chuyện riêng với nhau, em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ các bạn, tiếp tục hát đến hết bài Quốc ca.
  • B. Khuyên các bạn không nói chuyện, phải nghiêm túc hát Quốc ca.
  • C. Tham gia cuộc trò chuyện với các bạn.
  • D. Rủ các bạn khác cùng tham gia trò chuyện.

Câu 8: Câu ca dao nào thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?

  • A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • C. Láng giềng hàng xóm thân quen/ Nhớ câu tắt lửa tối đèn có nhau.
  • D. Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Câu 9: Việc làm nào sau đây không thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên của quê hương, đất nước?

  • A. Tham gia trồng và chăm sóc, bảo vệ cây ở hai bên đường làng, ngõ xóm.
  • B. Trèo cây, bẻ cành, hái hoa nơi công cộng.
  • C. Bảo vệ động vật hoang dã.
  • D. Làm tốt các công việc trong gia đình.

Câu 10: Cô giáo giao bài tập vẽ tranh theo chủ đề “Ngày Tết quê em”, yêu cầu các bạn hoàn thành trong một tuần. Một tuần sau, khi cô giáo kiểm tra, Mai đã vẽ xong còn Huệ quên chưa vẽ.

Hỏi bạn nào trong tình huống trên đã tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở lớp, trường?

  • A. Huệ.
  • B. Mai.
  • C. Lan.
  • D. Hoa.

Câu 11: Lấy đất, đá ném vào các biển báo giao thông ven đường. Việc làm đó thể hiện?

  • A. Phá hủy công trình công cộng.
  • B. Giữ gìn công trình công cộng.
  • C. Xây dựng công trình công cộng.
  • D. Gìn giữ công trình công cộng.

Câu 12: Câu tục ngữ “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm đọc dở hay đỡ đần” nói về?

  • A. Sự quan tâm, giúp đỡ của anh chị em khi gặp khó khăn.
  • B. Tình cảm kính trọng của con cái với cha mẹ.
  • C. Tình cảm kính trọng của em dành cho chị.
  • D. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho con cái

Câu 13: Biểu hiện của sự ham học hỏi là?

  • A. Trời mưa thì nghỉ học.
  • B. Đọc sách để tìm hiểu kiến thức mới.
  • C. Làm việc riêng trong giờ học.
  • D. Chơi trò chơi điện tử.

Câu 14: Câu đúng là

  • A. Đi bộ trên vỉa hè bên trái.
  • B. Đi bộ sát giữa lề đường khi không có vỉa hè.
  • C. Sang đường khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh và đi vào phần đường dành cho người đi bộ.
  • D. Sang đường bằng cầu vượt dành cho xe.

Câu 15: Do bạn D hát hay nên được cô giáo chọn vào đội văn nghệ của trường nhưng D đã từ chối bằng cách nói dối cô phải đi học thêm nhiều không có thời gian tham gia. Việc đó thể hiện?

  • A. D là người tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • B. D là người không tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • C. D là người sống hòa đồng với các bạn.
  • D. D là người tốt bụng.

Câu 16: Em sẽ làm gì? 

 Sau lần bị sâu răng, em đã tự hứa sẽ không ăn kẹo vào buổi tối và đánh răng thật đều. Tối nay, bé Thảo mang kẹo mà em thích đến rủ em ăn cùng.

  • A. Ăn kẹo mà em thích cùng Thảo vì bạn rủ em ăn cùng mặc dù em đã tự hứa với bản thân sẽ không ăn kẹo vào buổi tối.
  • B. Chỉ ăn một ít kẹo vì ăn ít kẹo vào buổi tối rồi đánh răng thật đều sẽ không bị sâu răng.
  • C. Mặc kệ Thảo, không chơi với bạn nữa vì bạn rủ em ăn kẹo nhưng em đang bị sâu răng.
  • D. Nói với Thảo rằng em bị sâu răng và khuyên Thảo không nên ăn kẹo vào buổi tối để không bị sâu răng. 

Câu 17: Sắp xếp các nội dung dưới đây theo thứ tự các bước để giúp bạn xử lí bất hoà

a. Thừa nhận những điểm đúng, xóa bỏ những hiểu lầm.

b. Đề nghị các bạn bắt tay và vui vẻ làm hòa.

c. Ngồi xuống cùng các bạn.

d. Đề nghị từng bạn nói.

e. Lắng nghe chân thành, không ngắt lời.

f. Đề xuất một giải pháp mà hai bạn đều thấy ổn và nhất trí thực hiện.

  • A. a - b - d - e - c - f.
  • B. c - d - e - a - f - b.
  • C. c - e - d - a - b - f.
  • D. b - d - e - c - a - f.

Câu 18: Vào mỗi dịp nghỉ hè, Hải luôn cảm thấy rất háo hức khi được bố mẹ cho về quê dài ngày. Ở quê, Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ mà khi ở thành phố bạn không được biết đến.

Bạn Hải đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Hải phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
  • C. Hải nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
  • D. Hải đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 19: Hải rủ Tuấn đi chơi nhưng Tuấn chưa học xong bài. Hải nói: Nếu bạn không đi thì tớ không chơi với bạn nữa. Cách xử lí các tình huống phù hợp là

  • A. Bình tĩnh.
  • B. Tuấn phân tích nguyên nhân không đi chơi.
  • C. Tuấn hẹn đi chơi sịp khác.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Vì sao cần phải tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông?

  • A. Vì sự an toàn cho bản thân.
  • B. Vì sự an toàn cho người khác.
  • C. Để giao thông được thống nhất.
  • D. A và B đúng.

Câu 21: Khi nhìn thấy hai bạn không hát Quốc ca trong giờ chào cờ mà nói chuyện riêng với nhau, em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ các bạn, tiếp tục hát đến hết bài Quốc ca.
  • B. Khuyên các bạn không nói chuyện, phải nghiêm túc hát Quốc ca.
  • C. Tham gia cuộc trò chuyện với các bạn.
  • D. Rủ các bạn khác cùng tham gia trò chuyện.

Câu 22: Những loại xe nào khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ?

  • A. Xe chữa cháy, xe hộ đê, xe công an, xe quân đội.
  • B. Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương.
  • C. Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương, xe hộ đê, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 23: Em sẽ làm gì khi thấy cụ già qua đường?

  • A. Mặc kệ cụ.
  • B. Dắt cụ sang đường.
  • C. Trêu ngươi cụ.
  • D. Đứng nhìn cụ xem cụ đi như thế nào.

Câu 24: Em rủ Minh tham gia Liên hoan văn nghệ thiếu nhi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”. Minh từ chối vì cho rằng, đó không phải là việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu Tổ quốc. Trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

  • A. Không tham gia Liên hoan văn nghệ thiếu nhi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” nữa vì cảm thấy Minh nói đúng.
  • B. Khuyên Minh nên tham gia vì sẽ được biểu diễn và xem nhiều tiết mục văn nghệ hay, thú vị; là một cách học tập và thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
  • C. Khuyên Minh nên tham gia vì tham gia là một cách thể hiện sự quý trọng thành quả lao động, tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc.
  • D. Không tham gia nữa vì cảm thấy Minh nói đúng.

Câu 25: Nhắc nhở người thân (bố mẹ, anh chị em), bạn bè cùng nhau tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ bằng những việc

  • A. Đi trên vỉa hè
  • B. Bước trên vạch trắng khi qua đường, đi bên phải.
  • C. Chỉ qua đường khi có đèn tín hiệu, cầu vượt hoặc có người lớn đi cùng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 26: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của?

  • A. Tình bạn.
  • B. Tình yêu.
  • C. Tình cảm.
  • D. Tình làng nghĩa xóm.

Câu 27: Em chọn lí do vì sao cần phải tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

a. Vì sự an toàn cho bản thân.                   b. Vì sự an toàn cho người khác.

c. Để giao thông được thống nhất.             d. Để được mọi người quý trọng.

  • A. a và b.
  • B. a và c.
  • C. b và d.
  • D. c và d.

Câu 28: Những từ, cụm từ nào dưới đây là biểu hiện của việc giữ lời hứa?

a. Đúng hẹn.            b. Nói đi đôi với làm.                c. Nói một đằng làm một nẻo.

d. Lỡ hẹn.                e. Giữ đúng lời đã hứa.            f. Chỉ hứa nhưng không làm.

  • A. a, e, f.
  • B. b, c, e.
  • C. a, b, e.
  • D. d, e, f

Câu 29: Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần. Nếu là Hải em sẽ

  • A. Mặc kệ bạn.
  • B. Làm theo như bạn nói.
  • C. Nói với cô giáo để cô xử lí.
  • D. Rủ bạn đi lối khác.

Câu 30: Vào mỗi dịp nghỉ hè, Hải luôn cảm thấy rất háo hức khi được bố mẹ cho về quê dài ngày. Ở quê, Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ mà khi ở thành phố bạn không được biết đến.

Bạn Hải đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Hải phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
  • C. Hải nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
  • D. Hải đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 31: Nêu 3 việc em sẽ làm để giải quyết bất hoà trong mối quan hệ với bạn bè

  • A. Bình tĩnh tìm hiểu vấn đề và nguyên nhân.
  • B. Giải quyết khúc mắc và hiểu lầm.
  • C. Xin lỗi khi bản thân sai.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 32: Tìm phát biểu đúng trong những phát biểu dưới đây?

  • A. Xe moto, xe gắn máy chỉ được chở thêm tối đa 1 người trong tất cả trường hợp.
  • B. Đến ngã tư, khi gặp đèn đỏ mọi phương tiện giao thông phải dừng lại, không có ngoại lệ.
  • C. Mọi hành vi điều khiển phương tiện đi ngược chiều được coi là vi phạm luật giao thông.
  • D. Quy tắc giao thông là thống nhất nhưng luật vẫn quy định một số trường hợp ngoại lệ và một số xe được quyền ưu tiên.

Câu 33: Khi em thực hiện được lời hứa của mình thì em sẽ cảm thấy như thế nào?

  • A. Hối hận, day dứt.
  • B. Cởi mở, vui vẻ.
  • C. Không quan tâm.
  • D. Bình thường.

Câu 34: Đối với những việc khó em không tự làm được em sẽ làm gì?

  • A. Nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ.
  • B. Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô.
  • C. Nhờ sự giúp đỡ của anh chị.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 35: K thích tham gia văn nghệ của lớp nên đã đăng ký với cô giáo tham gia vào đội văn nghệ. Việc đó thể hiện?

  • A. K là người tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • B. K là người không tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • C. K là người sống hòa đồng với các bạn.
  • D. K là người tốt bụng.

Câu 36: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang. Trong tình huống đó em sẽ khuyên bạn như thế nào?

  • A. Khuyên bạn xin lỗi bạn gái đó và hỏi xem bạn có bị làm sao không. 
  • B. Mặc kệ bạn.
  • C .Trêu đùa bạn cho bạn khóc.
  • D. Bỏ đi chơi chỗ khác.

Câu 37: Em không đồng tình ý kiến nào dưới đây?

  • A. Chỉ quan tâm, giúp đỡ những người hàng xóm đã từng giúp mình.
  • B. Trẻ em cũng cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
  • C. Giúp đỡ một người hàng xóm đang gặp khó khăn.
  • D. Hỏi thăm, động viên bác hàng xóm khi bác có chuyện buồn.

Câu 38: An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?

  • A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
  • B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
  • C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
  • D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.

Câu 39: Những việc em không thể tự làm là?

  • A. Xây nhà.
  • B. Bê bàn ghế.
  • C. Làm đường.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 40: Dù B không hát hay nhưng vẫn tích cực đi tham gia hoạt động văn nghệ của lớp và xin vào đội múa. Việc đó thể hiện?

  • A. B là người tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • B. B là người không tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • C. B là người sống hòa đồng với các bạn.
  • D. B là người tốt bụng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác