Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 kết nối tri thức học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi chào cờ cần

  • A. giữ tư thế: tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào.
  • B. chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đầu, ngón tay cái cách thùy trán bên phải khoảng 5cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước tạo với thân người một góc khoảng 130 độ.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Ngày, tháng, năm sinh của Bác Hồ là?

  • A. 19/5/1890.
  • B. 19/5/1980.
  • C. 20/1/1890.
  • D. 01/2/1890.

Câu 3: Em nhìn thấy một người lạ trèo tường vào nhà hàng xóm. Em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ, không phải chuyện của mình nên không cần quan tâm.
  • B. Đứng xem người lạ trèo tường vào nhà hàng xóm.
  • C. Hô to để người hàng xóm cũng như những người xung quanh biết.
  • D. Một mình đuổi người lạ, không cho trèo tường vào nhà hàng xóm.

Câu 4: Lá cờ tượng trưng cho một quốc gia được gọi là?

  • A. Quốc ca
  • B. Quốc kì
  • C.Quốc hiệu
  • D. Quốc khánh

Câu 5: Gấp quần áo và chăn màn của mình sau khi thức dậy là việc làm của ai?

  • A. Của bản thân em.
  • B. Của bố mẹ.
  • C. Của anh chị.
  • D. Của ông bà.

Câu 6: Em rủ Minh tham gia Liên hoan văn nghệ thiếu nhi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”. Minh từ chối vì cho rằng, đó không phải là việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu Tổ quốc. Trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

  • A. Không tham gia Liên hoan văn nghệ thiếu nhi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” nữa vì cảm thấy Minh nói đúng.
  • B. Khuyên Minh nên tham gia vì sẽ được biểu diễn và xem nhiều tiết mục văn nghệ hay, thú vị; là một cách học tập và thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
  • C. Khuyên Minh nên tham gia vì tham gia là một cách thể hiện sự quý trọng thành quả lao động, tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc.
  • D. Không tham gia nữa vì cảm thấy Minh nói đúng.

Câu 7: Biểu hiện của việc biết chia buồn với bạn khi gia đình có người mất là?

  • A. Đến an ủi, động viên bạn.
  • B. Đến phá đám.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 8: Lan và Mai không muốn chơi với bạn Thuý ở cùng xóm khiến Thuý rất buồn. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ làm gì?

  • A. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ chơi với Thuý để bạn không còn buồn và không chơi với Lan và Mai nữa.
  • B. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ khuyên các bạn nên rủ cả Thuý chơi cùng vì hàng xóm cần đoàn kết và quan tâm lẫn nhau.
  • C. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ hùa theo hai bạn không chơi với Thuý.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của em.

Câu 9: Thấy trời mưa Q chạy sang nhà bác hàng xóm cất hết quần áo. Việc làm đó thể hiện?

  •  A. Q là người biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm.
  •  B. Q là người biết điều.
  •  C. Q là người tử tế.
  •  D. Q là người tốt bụng.

Câu 10: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Hứa để mọi người vui, còn thực hiện hay không là chuyện khác.
  • B. Giữ lời hứa là thể hiện sự tự ti và không tôn trọng người khác.
  • C. Chỉ cần giữ lời hứa với bạn bè, những người từng giúp mình.
  • D. Việc gì mà không thực hiện được thì không nên hứa.

Câu 11: Việc làm để bảo vệ thiên nhiên là?

  • A. Vứt rác trên bờ biển.
  • B. Chặt cây lấy gỗ.
  • C. Dọn dẹp vệ sinh khu di tích lịch sử.
  • D. Khắc tên mình lên các khu di tích.

Câu 12: Việc làm để bảo vệ thiên nhiên là?

  • A. Vứt rác trên bờ biển.
  • B. Chặt cây lấy gỗ.
  • C. Dọn dẹp vệ sinh khu di tích lịch sử.
  • D. Khắc tên mình lên các khu di tích.

Câu 13: Tuấn rất thích nấu ăn và mong muốn sau này trở thành một đầu bếp tài giỏi. Nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy nên bạn đã nấu được một số món ngon cho cả nhà.

Bạn Tuấn đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Tuấn phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Tuấn được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
  • C. Tuấn nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
  • D. Tuấn đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 14:  An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?

  • A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
  • B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
  • C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
  • D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.

Câu 15: Em và các bạn hàng xóm đang chơi đùa thì thấy em bé hàng xóm bị ngã. Em sẽ làm gì?

  • A. Chạy lại đỡ em bé hàng xóm, dỗ dành em bé và rủ em lại chơi cùng với nhóm bạn của mình.
  • B. Cười đùa, chỉ trỏ khi thấy em bé hàng xóm bị ngã.
  • C. Không quan tâm đến em bé hàng xóm, tiếp tục chơi với các bạn.
  • D. Cùng đám bạn chạy ra trêu chọc em bé hàng xóm.

Câu 16:  Em không đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây?

  • A. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè.
  • B. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.
  • C. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài.
  • D. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.

Câu 17: Biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ hàng xóm là?

  • A. Chào hỏi hàng xóm.
  • B. Không quan tâm đến hàng xóm.
  • C. Nói xấu hàng xóm.
  • D. Chê bai hàng xóm.

Câu 18: Biểu hiện của việc giữ lời hứa là?

  • A. Đi học đúng giờ.
  • B. Làm bài tập trước khi đến lớp.
  • C. Không chép tài liệu khi kiểm tra.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 19: Minh rủ các bạn tham gia cuộc thi “Tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam”. Ngọc lại khuyên các bạn không nên tham gia vì mất thời gian. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; là một cách học tập thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
  • B. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; là một cách để rèn luyện sức khoẻ, thể chất và tinh thần.
  • C. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; đồng thời tham gia sẽ được cô giáo cộng điểm học tập trên lớp.
  • D. Hùa theo Ngọc khuyên các bạn khác không nên tham gia vì mất thời gian.

Câu 20: Bác Hồ sinh ra tại đâu?

  • A. Nghệ An.
  • B. Hà Tĩnh.
  • C. Quảng Trị.
  • D. Hà Nội.

Câu 21: Bài hát chính thức của một quốc gia được hát khi chào cờ được gọi là?

  • A. Quốc ca
  • B. Quốc kì
  • C.Quốc hiệu
  • D. Quốc khánh

Câu 22: Câu ca dao nào thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?

  • A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • C. Láng giềng hàng xóm thân quen/ Nhớ câu tắt lửa tối đèn có nhau.
  • D. Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Câu 23:  “Quốc hiệu” của nước ta là gì?

  • A. Quốc hiệu của nước ta là lá cờ đỏ.
  • B. Quốc hiệu của nước ta là Việt Nam.
  • C. Quốc hiệu của nước ta là cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.
  • D. Quốc hiệu của nước ta là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 24: Biểu hiện của việc không giữ lời hứa là?

  • A. Hứa xuông, lần sau lại vi phạm nội quy.
  • B. Hứa nhưng không thực hiện.
  • C. Hứa nhưng giả vờ quên.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 25: Biểu hiện cho thấy Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ?

  • A. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
  • B. Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng được nâng cao.
  • C. Ngành công nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất các ngành kinh tế quốc dân.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 26:  Cậu học trò nghèo ham học

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai, đặt tên là Nguyễn Hiền. Vì nhà nghèo cậu phải bỏ học giữa chừng.

Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, cậu cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, cậu đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, cậu làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

Thế rồi vua mở khoa thi. Cậu bé nghèo ngày nào đỗ Trạng nguyên. Ông trạng khi ấy mới mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

(Theo Trinh Đường, Tiếng việt 4, Tập 1, NXB Giáo dục, 2000, tr.104)

Tinh thần ham học hỏi của cậu bé Nguyễn Hiển được thể hiện như thế nào?

  • A. ban ngày khi đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào cậu cũng đứng ngoài nghe giảng nhờ.
  • B. tối đến, đợi bạn học xong bài, cậu mượn vở về học, làm bài thi vào lá chuối khô, nhờ thầy chấm hộ.
  • C. A và B đều sai.
  • D. A và B đều đúng.

Câu 27: Em cần làm việc gì đầu tiên trước khi chào cờ?

  • A. Đứng ngay ngắn, nghiêm trang.
  • B. Chỉnh sửa lại trang phục.
  • C. Mắt nhìn thẳng vào cột cờ.
  • D. Hát to, rõ ràng.

Câu 28: Hành động nào dưới đây thể hiện sự không quan tâm đến hàng xóm, láng giềng?

  • A. Cất quần áo giúp cô Lan khi trời sắp mưa.
  • B. Bấm hộ thang máy giúp em nhỏ.
  • C. Tưới cây giúp bác Hoa.
  • D. Làm ồn trong giờ nghỉ trưa của hàng xóm.

Câu 29: T mượn sách của bạn hứa sẽ giữ gìn cẩn thận nhưng khi trả cuốn sách bị rách và mất nhiều trang. Việc làm đó thể hiện?

  • A. T là người không biết giữ lời hứa.
  • B. T là người biết giữ lời hứa.
  • C. T là người có ý thức.
  • D. T là người thiếu ý thức.

Câu 30: Vào mỗi dịp nghỉ hè, Hải luôn cảm thấy rất háo hức khi được bố mẹ cho về quê dài ngày. Ở quê, Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ mà khi ở thành phố bạn không được biết đến.

Bạn Hải đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Hải phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
  • C. Hải nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
  • D. Hải đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 31: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B để tạo thành một câu thành ngữ/ tục ngữ hoàn chỉnh

A

B

1. Học thầy

a. học một sàng khôn.

2. Đi một ngày đàng,

b. muốn giỏi phải học.

3. Muón biết phải nói,

c. không tày học bạn.

  • A. 1-a; 2-c; 3-b.
  • B. 1-b; 2-a; 3-b
  • C. 1-c; 2-a; 3-b.
  • D. 1-d; 2-b; 3-a.

Câu 32: Em không đồng tình với ý kiến nào?

  • A. Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện tình yêu Tổ quốc.
  • B. Giữ gìn vẻ đẹp quê hương là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
  • C. Trò chơi dân gian không hấp dẫn.
  • D. Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 33:  Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày, tháng, năm nào?

  • A. 15/1/1945.
  • B. 19/8/1945.
  • C. 20/11/1945.
  • D. 2/9/1945.

Câu 34: Em chào cờ và hát quốc ca khi nào?

  • A. Trong buổi sinh hoạt lớp.
  • B. Trong lễ chào cờ đầu tuần.
  • C. Trong lễ khai mạc hội thi văn nghệ, thể thao.
  • D. Cả B và C.

Câu 35: “Đèn nhà ai, nhà nấy rạng” nói về?

  • A. Sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
  • B. Không quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
  • C. Không sống hòa đồng với mọi người.
  • D. Sự sẻ chia với niềm vui, nỗi buồn của hàng xóm.

Câu 36: Việc tham gia vào hoạt động của lớp, trường sẽ giúp em?

  • A. Có thêm niềm vui.
  • B. Có thêm nỗi buồn.
  • C. Có nhiều bận rộn.
  • D. Mất thời gian.

Câu 37:  Nếu nhìn thấy bạn đang khắc tên lên tường, em sẽ?

  • A. Cùng bạn khắc tên của mình lên tường.
  • B. Khuyên bạn đừng khắc tên lên tường để giữ gìn di tích, thắng cảnh.
  • C. Rủ thêm các bạn khác cùng khắc tên của mình lên tường.
  • D. Mặc kệ bạn, không nói gì.

Câu 38: “Hay gì lừa đảo kiếm lời/Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang”

Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Giữ lời hứa.
  • B. Giữ lòng tin.
  • C. Giữ chữ tín.
  • D. Giữ lời nói.

Câu 39: Những biểu hiện nào thể hiện không kính yêu Bác Hồ?

  • A. Vứt rác bừa bãi.
  • B. Cãi láo bố mẹ.
  • C. Không học bài khi đến lớp.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 40: Đáp án nào dưới đây chỉ những lợi ích của việc ham học hỏi?

a. Tích luỹ được nhiều kiến thức bổ ích.               b. Làm lãng phí thời gian.

c. Giúp tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện.    d. Làm mình mệt mỏi hơn

e. Trở nên thiếu hiểu biết, vốn kiến thức hạn hẹp.

f. Được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.

  • A. a, c, f.
  • B. a, b, d.
  • C. d, e, f.
  • D. b, c, d.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác