Trắc nghiệm Đạo đức 3 chân trời sáng tạo bài 3 Em ham học hỏi (P2)
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm đạo đức 3 bài 3 Em ham học hỏi Phần 2 - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Việc làm của các bạn trong bức tranh mấy không thể hiện ham học hỏi?
- A. Bức tranh số 1.
- B. Bức tranh số 2.
- C. Bức tranh số 3.
D. Bức tranh số 4.
Câu 2: Bức tranh dưới đây thể hiện biểu hiện nào của việc ham học hỏi?
- A. Chăm chỉ đọc sách để mở rộng vốn hiểu biết của mình.
- B. Sẵn sàng hỏi người khác về những điều mình chưa biết.
C. Ham học hỏi và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh mình.
- D. Tích cực tham gia hoạt động nhóm để học hỏi từ bạn bè.
Câu 3: Bức tranh dưới đây thể hiện biểu hiện nào của việc ham học hỏi?
- A. Chăm chỉ đọc sách để mở rộng vốn hiểu biết của mình.
B. Sẵn sàng hỏi người khác về những điều mình chưa biết.
- C. Ham học hỏi và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh mình.
- D. Tích cực tham gia hoạt động nhóm để học hỏi từ bạn bè.
Câu 4: Việc làm của bạn trong bức tranh nào dưới đây thể hiện sự không ham học hỏi?
A. Bức tranh số 1.
- B. Bức tranh số 2.
- C. Bức tranh số 3.
- D. Bức tranh số 4.
Câu 5: Bức tranh dưới đây thể hiện biểu hiện nào của việc ham học hỏi?
- A. Chăm chỉ đọc sách để mở rộng vốn hiểu biết của mình.
- B. Sẵn sàng hỏi người khác về những điều mình chưa biết.
- C. Ham học hỏi và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh mình.
D. Tích cực tham gia hoạt động nhóm để học hỏi từ bạn bè.
Câu 6: Biểu hiện của sự ham học hỏi là?
- A. Trời mưa thì nghỉ học.
B. Đọc sách để tìm hiểu kiến thức mới.
- C. Làm việc riêng trong giờ học.
- D. Chơi trò chơi điện tử.
Câu 7: Bức tranh dưới đây thể hiện biểu hiện nào của việc ham học hỏi?
A. Chăm chỉ đọc sách để mở rộng vốn hiểu biết của mình.
- B. Sẵn sàng hỏi người khác về những điều mình chưa biết.
- C. Ham học hỏi và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh mình.
- D. Tích cực tham gia hoạt động nhóm để học hỏi từ bạn bè.
Câu 8: Em không đồng tình những việc làm nào dưới đây?
A. Bức tranh 1.
- B. Bức tranh 2.
- C. Bức tranh 3.
- D. Bức tranh 4.
Câu 9: Em đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây?
- A. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè.
- B. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.
- C. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài.
D. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.
Câu 10: Bức tranh dưới đây cho biết lợi ích gì của việc ham học hỏi?
- A. Tạo ấn tượng tốt trong mắt người khác.
B. Xây dựng mối quan hệ với người xung quanh.
- C. Được thầy cô giáo khen ngợi.
- D. Được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.
Câu 11: Bức tranh dưới đây cho biết lợi ích gì của việc ham học hỏi?
- A. Tạo ấn tượng tốt trong mắt người khác.
- B. Xây dựng mối quan hệ với người xung quanh.
C. Được thầy cô giáo khen ngợi.
- D. Được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.
Câu 12: Em không tán thành với ý kiến của bạn nào?
Khôi: “Phải học hỏi từ người khác là thiếu tự tin vào bản thân”
Trang: “Ham học hỏi sẽ giúp chúng ta thêm hiểu biết và mau tiến bộ”
Đạt: “Chịu khó quan sát sẽ giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều bổ ích”
Hà: “ Chỉ nên học hỏi ở những người lớn tuổi hơn mình”
- A. Trang, Hà.
B. Trang, Đạt.
- C. Khôi, Trang.
- D. Khôi, Hà.
Câu 13: Em đồng tình với thái độ, hành vi của bạn nào trong các tranh dưới đây?
- A. Bạn số 1 và 2.
B. Bạn số 2 và 3.
- C. Chỉ bạn số 2.
- D. Chỉ bạn số 3.
Câu 14: Em đồng tình hay không đồng tình với tình huống sau? Tại sao?
- A. Đồng tình, bạn nhỏ ham học hỏi vì chủ động không làm theo mẹ khi việc khó.
- B. Đồng tình, bạn nhỏ ham học hỏi vì chủ động hỏi mẹ những việc chưa biết làm.
C. Không đồng tình, bạn nhỏ chưa ham học hỏi vì ngại hỏi mẹ điều mình chưa biết, như vậy sẽ khó có thể tiến bộ được.
- D. Không đồng tình, bạn nhỏ chưa ham học hỏi vì ngại khó và không chịu quan sát cách làm từ mẹ để theo.
Câu 15: Tuấn rất thích nấu ăn và mong muốn sau này trở thành một đầu bếp tài giỏi. Nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy nên bạn đã nấu được một số món ngon cho cả nhà.
Bạn Tuấn đã học được điều gì và bằng cách nào?
- A. Tuấn phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
- B. Tuấn được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
C. Tuấn nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
- D. Tuấn đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.
Câu 16: Hoa rất thích cuốn sách “Khám phá khoa học” mà bạn được bố tặng nhân dịp sinh nhật. Nhờ cuốn sách này mà Hoa phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật.
Bạn Hoa đã học được điều gì và bằng cách nào?
A. Hoa phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
- B. Hoa được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
- C. Hoa nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
- D. Hoa đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.
Câu 17: Vào mỗi dịp nghỉ hè, Hải luôn cảm thấy rất háo hức khi được bố mẹ cho về quê dài ngày. Ở quê, Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ mà khi ở thành phố bạn không được biết đến.
Bạn Hải đã học được điều gì và bằng cách nào?
- A. Hải phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
B. Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
- C. Hải nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
- D. Hải đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.
Câu 18: Đáp án nào dưới đây chỉ những lợi ích của việc ham học hỏi?
a. Tích luỹ được nhiều kiến thức bổ ích. b. Làm lãng phí thời gian.
c. Giúp tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện. d. Làm mình mệt mỏi hơn
e. Trở nên thiếu hiểu biết, vốn kiến thức hạn hẹp.
f. Được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.
A. a, c, f.
- B. a, b, d.
- C. d, e, f.
- D. b, c, d.
Câu 19:Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B để tạo thành một câu thành ngữ/ tục ngữ hoàn chỉnh.
A | B |
1. Học thầy | a. học một sàng khôn |
2. Đi một ngày đàng | b. muốn giỏi phải học |
3. Muốn biết phải hỏi | c. không tày học bạn. |
- A. 1-a; 2-c; 3-b
- B. 1-b; 2-a; 3-b
C. 1-c; 2-a; 3-b.
- D. 1-d; 2-b; 3-a.
Câu 20: An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?
- A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
- B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
- C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.
Xem toàn bộ: Giải đạo đức 3 chân trời bài 3: Em ham học hỏi
Bình luận