Tắt QC

Trắc nghiệm đạo đức 3 cánh diều bài 10: Em xử lí bất hòa với bạn

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đạo đức lớp 3 bài 9 Xử lí bất hòa với bạn - bộ sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu là cách xử lí bất hóa?

  • A. Thấy bạn cãi nhau hùa vào nói.
  • B. Đi kể xấu bạn tăng thêm sự bất hòa
  • C. Khuyên nhủ bảo ban các bạn
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Em đồng tình với ý kiến của bạn nào trong tranh dưới đây ?

Bạn nam: Xử lí bất hòa sẽ gây tranh cãi, giận hờn

Bạn nữ: Xử lí bất hòa giúp chúng mình hiểu nhau hơn, tình bạn thân thiết hơn.

  • A. Bạn nam
  • B. Bạn nữ

Câu 3: Bạn Lan say sưa kể một câu chyện mà thực ra em đã biết rồi. Em sẽ:

  • A. Nói với bạn: “Giờ cậu mới biết à? Tớ nghe câu chuyện này lâu rồi.
  • B. Cắt ngang lời bạn và nói sang chuyện khác.
  • C. Vờ như được nghe lần đầu và tiếp tục lắng nghe bạn kể chuyện

Câu 4: Bạn kể với em rằng bạn rất thích mặc áo màu hồng trong khi em lại chẳng thích. Em nói gì với bạn?

  • A. Nói tránh sang chuyện khác.
  • B. Hỏi bạn tại sao lại thích màu hồng và chia sẻ với bạn màu mà mình yêu thích.
  • C. Nói với bạn: “Sao màu hồng sến vậy mà cậu cũng thích được.”

Câu 5: Giờ trả bài kiểm tra, em đang rất vui vì nhận được điểm mười và lời khen ngợi của cô giáo thì Hồng bảo rằng bạn đang buồn vì bị điểm kém. Em sẽ:

  • A. Không nhắc đến chuyện mình được điểm cao, cố an ủi động viên bạn.
  • B. Nói với bạn: “Vậy à? Tớ thì được điểm rất cao đấy!”.
  • C. Lắng nghe bạn nhưng trong lòng vẫn nhớ tới niềm vui của mình.

Câu 6: Trong lớp có bạn Nam hay trêu chọc em, bạn ấy hay cố ý giật tóc của em, em sẽ:

  • A. Đánh lại bạn ấy
  • B. Báo với cô giáo vì bạn ấy trêu chọc em
  • C. Nói những lời thậm tệ với bạn ấy

Câu 7: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
  • B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
  • C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
  • D. Giúp cho mọi người vui vẻ hơn

Câu 8: A là một học sinh nữ lớp 6 nổi tiếng hát hay, đàn giỏi; B là học sinh nam cùng lớp có biệt tài chơi thể thao giỏi và đẹp trai. Hai bạn học cùng nhau và nảy sinh tình cảm quý mến nhau nhưng giữa hai bạn luôn giữ khoảng cách với nhau và hai bạn hứa với nhau là sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến lên trong học tập. Tổng kết cuối năm A và B lần lượt đứng nhất và nhì của lớp. Tình cảm của A và B được gọi là gì?

  • A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.
  • B. Tình yêu.
  • C. Tình anh em.
  • D. Tình đồng nghiệp.

Câu 9: Tình bạn lệch lạc, tiêu cực

  • A. Bao che khuyết điểm cho nhau
  • B. Lợi dụng lòng tốt của bạn
  • C. Thờ ơ trước nỗi bất hạnh của  bạn
  • D. Cả A, B, C

Câu 10:Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là?

  • A. Tình yêu.
  • B. Tình bạn.
  • C. Tình đồng chí.
  • D. Tình anh em.

Câu 11:  Ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh

  • A. Giúp con người tự tin yêu cuộc sống
  • B. Cảm thấy ấm áp tự tin yêu cuộc sống hơn.
  • C. Biết tự hoàn thiện để sống tốt hơn.
  • D. A, B, C

Câu 12: Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

  • A. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
  • B. Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
  • C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 13: Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Không chơi với bất kì ai.
  • B. Chỉ nên chơi với người xấu.
  • C. Chỉ nên chơi với những người quen biết.
  • D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt.

Câu 14: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn?

  • A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía
  • B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
  • C. Biết phê bình nhau trong mọi trường hợp.
  • D. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.

Câu 15: Hành vi thể hiện tình bạn trong sáng lành mạnh là:

  • A.Lan chỉ chơi với các bạn nhà giàu như nhà của mình.
  • B.Yến luôn tôn trọng và đối xử bình đẳng với các bạn.
  • C.Bình hay cùng nhóm bạn của mình tụ tập, chê bai, nói xấu nhóm bạn khác.
  • D.Hoàng chỉ thích chơi với bạn nào học giỏi có thể giúp đỡ mình trong học tập

Câu 16: D là bạn thân của E, trong giờ kiểm tra 15 phút E không học bài cũ nên lén thầy cô giở sách ra chép. Nếu là D em sẽ làm gì?

  • A. Nhắc nhở bạn, khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
  • B. Nhờ bạn D cho xem tài liệu cùng.
  • C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  • D. Nói với cô giáo để bạn bị phạt

Câu 17: Đường làng em bị hư hỏng, mọi người trong làng cùng nhau góp tiền và sức để làm đường, việc làm đó thể hiện?

  • A. Tu sửa công trình công cộng.
  • B. Phá hủy công trình công cộng.
  • C. Đập phá công trình công cộng.
  • D. Cả B và C.

Câu 18: Bố mẹ em cùng mọi người trong xóm làm sân bóng chuyền hơi để rèn luyện sức khỏe. Việc làm đó thể hiện?

  • A. xây dựng công trình công cộng.
  • B. Phá hủy công trình công cộng.
  • C. Đập phá công trình công cộng.
  • D. Cả B và C.

Câu 19: Đối với các hành vi phá hoại công trình công cộng chúng ta cần phải?

  • A. tuyên dương.
  • B. khen thưởng.
  • C. noi gương.
  • D. phê bình.

Câu 20: Đối với các việc làm xây dựng, tu sửa công trình công cộng chúng ta cần phải?

  • A. tuyên dương.
  • B. khen thưởng.
  • C. noi gương.
  • D.động viên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác