Trắc nghiệm đạo đức 3 cánh diều bài 5: Em giữ lời hứa
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đạo đức lớp 3 bài 5 Giữ lời - bộ sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Giữ lời hứa là?
- A. Là hứa suông hứa liều.
- B. Là không có trách nhiệm với điều đã nói và đã hứa.
C. Là có trách nhiệm trước lời nói của mình, biết lấy chữ tín làm đầu.
- D. Là tin tưởng người khác tuyệt đối.
Câu 2: Trong các tình huống sau, bạn nào đã giữ đúng lời hứa?
Tình huống 1: Hai bạn hẹn nhau đi chơi và 3 giờ gặp nhau.
Nhưng vì mải xem phim nên đã quá giờ đi chơi với bạn.
Tình huống 2: Bạn A hứa với cô trong giờ học nghiêm túc nghe giảng nhưng tới buổi học hôm sau bạn làm việc riêng không tập trung
Tình huống 3: Anh trai hứa với em gái học xong sẽ ra chơi với em, bạn đó nhanh chóng làm bài tập và ra chới xếp logo với em gái.
- A. Tình huống 1.
- B. Tình huống 2.
C. Tình huống 3.
- D. Cả ba tình huống.
Câu 3: Theo em, đâu là biểu hiện của việc không giữ lời hứa
- A. Hứa với bản thân sẽ thường xuyên gọn gàng góc học tập và duy trì.
B. Hứa với mẹ không ăn đêm nhưng bạn nam vẫn ăn.
- C. Hứa tặng quà cho bạn.
- D. Hứa hướng dẫn đi chơi với bạn.
Câu 4: Việc làm của bạn trong câu văn thể hiện điều gì?
- A. Bạn đã giữ lời hứa làm cho em chiếc đèn ông sao.
- B. Bạn đã giữ đúng lời hứa với thầy giáo là không mắc lỗi và đã thực hiện được.
C. Bạn đã giữ đúng lời hứa với chính mình, lời nói đi đôi với việc làm.
- D. Bạn đã giữ đúng lời hứa với bạn nữ, trả quyển truyện cho bạn nữ như đã hẹn.
Câu 5: Việc làm của bạn trong câu văn thể hiện điều gì?
- A. Bạn đã giữ lời hứa làm cho em chiếc đèn ông sao.
B. Bạn đã giữ đúng lời hứa với thầy giáo là không mắc lỗi và đã thực hiện được.
- C. Bạn đã giữ đúng lời hứa với chính mình, lời nói đi đôi với việc làm.
- D. Bạn đã giữ đúng lời hứa với bạn nữ, trả quyển truyện cho bạn nữ như đã hẹn.
Câu 6: Việc làm của bạn trong tranh thể hiện điều gì?
A. Bạn đã giữ lời hứa làm cho em chiếc đèn ông sao.
- B. Bạn đã giữ đúng lời hứa với thầy giáo là không mắc lỗi và đã thực hiện được.
- C. Bạn đã giữ đúng lời hứa với chính mình, lời nói đi đôi với việc làm.
- D. Bạn đã giữ đúng lời hứa với bạn nữ, trả quyển truyện cho bạn nữ như đã hẹn.
Câu 7: Việc làm của bạn trong tranh thể hiện điều gì?
- A. Bạn đã giữ lời hứa làm cho em chiếc đèn ông sao.
- B. Bạn đã giữ đúng lời hứa với thầy giáo là không mắc lỗi và đã thực hiện được.
- C. Bạn đã giữ đúng lời hứa với chính mình, lời nói đi đôi với việc làm.
D. Bạn đã giữ đúng lời hứa với bạn nữ, trả quyển truyện cho bạn nữ như 9đã hẹn.
Câu 8: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn Tin dưới đây? Tại sao?
Tình huống: Tin giúp Bin ôn tập môn tiếng Việt và Tin đã giữ đúng lời hứa ôn tập với bạn.
- A. Em đồng tình với việc làm của bạn Tin vì đã giữ sách Tiếng Việt của bạn Bin cẩn thận.
B. Em đồng tình với việc làm của bạn Tin vì đã giữ lời hứa giúp bạn Bin ôn tập môn Tiếng Việt.
- C. Em không đồng tình với việc làm của bạn Tin vì đã không giữ sách Tiếng Việt của bạn Bin cẩn thận.
- D. Em không đồng tình với việc làm của bạn Tin vì đã không giữ lời hứa giúp bạn Bin ôn tập môn Tiếng Việt.
Câu 9: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn dưới đây? Tại sao?
Tình huống: Mình sẽ giữ sách của Na cẩn thận và bạn đã làm rách cuốn sách đó.
- A. Em đồng tình với việc làm của bạn vì đã giữ sách của bạn Na cẩn thận.
- B. Em đồng tình với việc làm của vì đã giữ lời hứa giúp bạn Bin ôn tập bài.
C. Em không đồng tình với việc làm của bạn vì đã không giữ sách của Na cẩn thận.
- D. Em không đồng tình với việc làm của bạn vì đã không giữ lời hứa giúp Na ôn tập bài.
Câu 10: Hải hứa với bố mẹ sẽ không chơi game nữa nhưng được 2 hôm thì Hải lại trốn bố mẹ đi chơi game. Hành động đó thể hiện?
A. Hải là người không biết giữ lời hứa.
- B. Hải là người biết giữ lời hứa.
- C. Hải là người có ý thức.
- D. Hải là người thiếu ý thức.
Câu 11: Giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta?
A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.
- B. Được mọi người tôn vinh.
- C. Bị mọi người căm ghét.
- D. Được mọi người tôn vinh.
Câu 12: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
- A. Hứa để mọi người vui, còn thực hiện hay không là chuyện khác.
- B. Giữ lời hứa là thể hiện sự tự ti và không tôn trọng người khác.
- C. Chỉ cần giữ lời hứa với bạn bè, những người từng giúp mình.
D. Việc gì mà không thực hiện được thì không nên hứa.
Câu 13: Hành vi biết giữ lời hứa là?
- A. Trốn học đi chơi điện tử.
- B. Chưa làm xong bài tập về nhà đã đi chơi đá bóng.
C. Sửa chữa đi học muộn bằng cách dậy khi đồng hồ báo thức kêu.
- D. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.
Câu 14: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn dưới đây? Tại sao?
Tình huống: Bạn B đang rủ bạn A đi chơi vì hôm nay không phải ngày tưới cây của A nhưng A từ chối vì hôm nay bạn Tin bị ốm nên bạn A đã hứa với Tin sẽ tưới câu hộ
- A. Em không đồng tình với ý kiến của bạn nữ bên trái vì hôm nay là ngày tưới cây của bạn nữ bên phải.
- B. Em đồng tình với ý kiến của bạn nữ bên trái vì hôm nay phải là ngày tưới cây của Tin, không phải của bạn nữ bên phải.
- C. Em không đồng tình với việc làm của bạn nữ bên phải vì hôm nay là ngày tưới cây của Tin, không phải của bạn.
D. Em đồng tình với việc làm của bạn nữ bên phải vì dù không phải là ngày tưới cây của bạn nhưng bạn đã tưới giúp bạn Tin bị ốm.
Câu 15: Em sẽ làm gì khi ở trong tình huống dưới đây?
Tình huống: Hôm nay, bà bị ốm nên cả nhà về quê thăm bà nhưng bạn A đã hứa sang nhà Lê tập múa. Giờ A phải làm sao?
- A. Mặc kệ Lê, không sang nhà bạn tập múa nữa mà cùng bố mẹ về quê thăm bà bị ốm.
- B. Trốn sang nhà Lê tập múa với bạn để giữ đúng lời hẹn, kệ bố mẹ về quê đi thăm bà bị ốm.
C. Gọi điện xin lỗi Lê, giải thích lí do và hẹn bạn lùi lịch tập múa sang hôm sau để cùng bố mẹ về quê thăm bà bị ốm.
- D. Cả B và C.
Câu 16: Em sẽ làm gì?
Hôm nay là Chủ nhật. Em hứa với mẹ sẽ trông nhà. 9 giờ sáng, cả nhóm bạn gọi em đi chơi. Vũ bảo: “Chúng mình chơi ngay ở ngõ, về nhà trước khi bố mẹ cậu về là được mà”.
- A. Đi chơi với các bạn và trở về nhà trước khi bố mẹ về là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
B. Ở nhà trông nhà và không đi chơi cùng các bạn vì muốn giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
- C. Đi chơi với các bạn, mặc kệ lời hứa trông nhà như đã hứa với bố mẹ vì hôm nay là ngày Chủ nhật.
- D. Ở nhà trông nhà một lúc rồi đi chơi với các bạn dù bố mẹ vẫn chưa về nhà là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
Câu 17: Em sẽ làm gì trong tình huống dưới đây?
Tình huống: Mẹ B có việc nên nhờ B trông em nhưng B đã có hẹn đi chơi bóng đá. Giờ B nên làm gì?
A. Xin lỗi các bạn vì không đi đá bóng được như đã hứa và ở nhà trông em cho mẹ đi có việc.
- B. Hứa với mẹ sẽ ở nhà trông em nhưng lại đi đá bóng với các bạn vì mình là người có trách nhiệm, phải đúng lời hẹn.
- C. Ở nhà trông em một lúc rồi đi đá bóng với các bạn vì phải tôn trọng lời đã hẹn mặc dù mẹ chưa về.
- D. Mặc kệ lời hẹn đi đá bóng cùng các bạn, ở nhà trông em cho mẹ đi có việc.
Câu 18: Em sẽ làm gì?
Sau lần bị sâu răng, em đã tự hứa sẽ không ăn kẹo vào buổi tối và đánh răng thật đều. Tối nay, bé Thảo mang kẹo mà em thích đến rủ em ăn cùng.
- A. Ăn kẹo mà em thích cùng Thảo vì bạn rủ em ăn cùng mặc dù em đã tự hứa với bản thân sẽ không ăn kẹo vào buổi tối.
- B. Chỉ ăn một ít kẹo vì ăn ít kẹo vào buổi tối rồi đánh răng thật đều sẽ không bị sâu răng.
- C. Mặc kệ Thảo, không chơi với bạn nữa vì bạn rủ em ăn kẹo nhưng em đang bị sâu răng.
D. Nói với Thảo rằng em bị sâu răng và khuyên Thảo không nên ăn kẹo vào buổi tối để không bị sâu răng.
Câu 19: Giữ chữ tín là?
A. Biết giữ lời hứa.
- B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.
- C. Không tôn trọng lời nói của nhau
- D. Không tin tưởng nhau.
Câu 20:
“Hay gì lừa đảo kiếm lời
Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang”
Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì?
- A. Giữ lời hứa.
- B. Giữ lòng tin.
C. Giữ chữ tín.
- D. Giữ lời nói.
Xem toàn bộ: Giải Đạo đức 3 cánh diều bài 5: Em giữ lời hứa
Bình luận