Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối bài 5: Dự án Tự đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức bài 5: Dự án Tự đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là cách thức tìm kiếm ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ? 

  • A. Trang web tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,... trên cả nước.
  • B. Tham gia các hội thảo, ngày hội tư vấn tuyển sinh các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề, ngày hội tuyển dụng việc làm.
  • C. Tìm kiếm các thông tin trong sách, truyện.
  • D. Tìm kiếm các thông tin trên Internet.

Câu 2: Theo Bảng tin thị trường lao động quý 1 năm 2022 do Cổng thông tin điện tử - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đăng tải, người lao động mong muốn mức lương 5 - 10 triệu đồng/tháng chiếm bao nhiêu phần trăm?

  • A. 50,7%.
  • B. 23,1%.
  • C. 44,7%.
  • D. 45,9%.

Câu 3: Nghề nào phù hợp với người biết đọc các bản vẽ/bản vẽ thiết kế?

  • A. Nhà nghiên cứu sử học.
  • B. Nhân viên tư vấn.
  • C. Đầu bếp.
  • D. Kĩ sư xây dựng.

Câu 4: Để đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ cần thực hiện theo quy trình mấy bước?

  • A. 1 bước.
  • B. 2 bước.
  • C. 6 bước.
  • D. 3 bước.

Câu 5: Nghề nào phù hợp với người biết cách lắp ráp mô hình; tự lắp ráp, sửa chữa đồ dùng,...?

  • A. Nghề thuộc lĩnh vực giáo dục.
  • B. Nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
  • C. Nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu.
  • D. Nghề thuộc lĩnh vực quản lí.

Câu 6: Theo Bảng tin thị trường lao động quý 1 năm 2022 do Cổng thông tin điện tử - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đăng tải, mức thu nhập của người lao động mong muốn là

  • A. 5 - 10 triệu đồng/tháng.
  • B. 3 - 7 triệu đồng/tháng.
  • C. 10 - 15 triệu đồng/tháng.
  • D. 1 - 3 triệu đồng/tháng.

Câu 7: Nghề nào phù hợp với người có sở thích làm việc với máy móc, dụng cụ?

  • A. Nghề thuộc lĩnh vực giáo dục.
  • B. Nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
  • C. Nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu.
  • D. Nghề thuộc lĩnh vực quản lí.

Câu 8: Có tính phiêu lưu, mạo hiểm, có tính quyết đoán phù hợp với nhóm tính cách nào?

  • A. Nhóm nghiệp vụ.
  • B. Nhóm kĩ thuật.
  • C. Nhóm quản lí.
  • D. Nhóm nghiên cứu.

Câu 9: Công việc của nghề Kĩ thuật điện tử - viễn thông là

  • A. Ứng dụng các nguyên tắc vật lí để sáng tạo ra các thiết bị, máy móc hoặc các vật dụng cần thiết trong cuộc sống.
  • B. Thiết kế, lập bản vẽ, tiến hành lắp đặt, vận hành các thiết bị máy móc tại các công trình, nhà máy, công ty chuyên về cơ khí.
  • C. Sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị có thể giúp cho việc truy xuất thông tin mà cá nhân và các tổ chức muốn có.
  • D. Thi công, vận hành và giám sát quá trình thiết kế.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu đối với một nhân viên kĩ thuật, công nghiệp?

  • A. Cần cù, khéo léo và đam mê làm việc với các thiết bị máy móc, công cụ.
  • B. Có sức khỏe tốt và thường tham gia các hoạt động thể thao.
  • C. Thích chụp hình, hội họa.
  • D. Ngăn nắp, tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm và đặc biệt luôn tuân thủ mọi quy định.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm phẩm chất khi đánh giá mức độ phù hợp nghề nghiệp?

  • A. Kiên trì, cần cù chịu khó.
  • B. Có năng lực tự học, tự nghiên cứu.
  • C. Có ý thức trách nhiệm.
  • D. Tuân thủ các quy trình.

Câu 12: Thích các hoạt động vì mục tiêu cộng đồng, mong muốn đóng góp cho xã hội phù hợp với nhóm tính cách nào?

  • A. Nhóm xã hội.       
  • B. Nhóm nghệ thuật.
  • C. Nhóm kĩ thuật.
  • D. Nhóm nghiệp vụ.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu của nghề Công nghệ thông tin?

  • A. Đam mê công nghệ.
  • B. Có tư duy logic, sáng tạo.
  • C. Ham học hỏi, luôn trau dồi kiến thức.
  • D. Biết chơi các nhạc cụ.

Câu 14: Thích điều tra, phân loại, khái quát và tổng hợp vấn đề phù hợp với nhóm tính cách nào?

  • A. Nhóm xã hội.
  • B. Nhóm nghệ thuật.
  • C. Nhóm nghiên cứu.
  • D. Nhóm nghiệp vụ.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tố chất cần có của người làm nghề Điện tử - viễn thông?

  • A. Thông minh và năng động.
  • B. Có mục tiêu và đam mê.
  • C. Kiên trì, nhẫn nại.
  • D. Dễ xúc động, giàu trí tưởng tượng.

Câu 16: Quy trình đánh giá bản thân có ý nghĩa gì khi thực hiện đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  • A. Làm rõ các đặc điểm về môi trường làm việc, cơ hội nghề nghiệp.
  • B. Làm rõ các đặc điểm về năng lực, sở thích, cá tính, bối cảnh gia đình.
  • C. Làm rõ các đặc điểm về năng lực, điều kiện làm việc, mức thu nhập.
  • D. Làm rõ các đặc điểm về năng lực chuyên môn, bối cảnh gia đình.

Câu 17: Muốn trở thành lập trình viên, cần học chuyên ngành nào?

  • A. Khoa học máy tính, hệ thống thông tin, phân tích thông tin.
  • B. Công nghệ phần mềm, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật máy tính.
  • C. Khoa học máy tính, hệ thống thông tin, kĩ thuật máy tính.
  • D. Kĩ thuật máy tính, công nghệ phần mềm, sáng tác văn học.

Câu 18: Thao tác, vận động khéo léo; hứng thú vận hành, điều khiển máy móc phù hợp với nhóm tính cách nào?

  • A. Nhóm xã hội.
  • B. Nhóm nghiên cứu.
  • C. Nhóm nghệ thuật.
  • D. Nhóm kĩ thuật.

Câu 19: Công việc của nghề Lập trình viên là

  • A. Xây dựng phần mềm, ứng dụng mới bằng các ngôn ngữ lập trình thích hợp.
  • B. Xây dựng, kiểm soát và đảm bảo vận hành mạng máy tính.
  • C. Kiểm soát, hỗ trợ các hệ thống công nghệ thông tin.
  • D. Thiết kế, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm sở thích khi đánh giá mức độ phù hợp nghề nghiệp?

  • A. Có khả năng làm việc độc lập.
  • B. Vận hành, thiết kế, sửa chữa máy móc, thiết bị công nghệ.
  • C. Trực tiếp tạo ra các thành phẩm kĩ thuật, công nghệ.
  • D. Môi trường làm việc có tính kỉ luật cao, ngăn nắp.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác