Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều bài 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều bài 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây đúng về cung lao động và cầu lao động? 

  • A. Cung lao động và cầu lao động chỉ khác nhau về số lượng.  
  • B. Cung lao động là nhu cầu về sức lao động, cầu lao động là số lượng lao động.
  • C. Cung lao động là số lượng lao động đang và sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động.
  • D. Cầu lao động là số lượng lao động đang và sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động.

Câu 2: Tại sao xu hướng tuyển dụng người lao động đã qua đào tạo có kinh nghiệm luôn chiếm tỉ lệ cao?

  • A. Để tăng chi phí nguyên vật liệu. 
  • B. Để tăng hiệu quả lao động, giảm chi phí đào tạo. 
  • C. Để tăng chi phí đầu tư trang thiết bị, máy móc.
  • D. Để giảm năng suất, sản lượng. 

Câu 3: Sắp xếp các bước trong quy trình tìm kiếm thông tin về thị trường lao động dưới đây theo đúng thứ tự: 

(1) Xác định nguồn thông tin để tìm kiếm. 

(2) Tiến hành tìm kiếm thông tin. 

(3) Xác định mục tiêu tìm kiếm.

(4) Xác định công cụ tìm kiếm. 

  • A. (1), (3), (4), (2). 
  • B. (4), (2), (1), (3).
  • C. (4), (3), (2), (1).
  • D. (3), (1), (4), (2). 

Câu 4: Chương trình đào tạo của ngành nghề nào dưới đây tập trung nghiên cứu, thiết kế, điều kiện các hệ thống và dây chuyền sản xuất một cách tự động?

  • A. Kỹ sư xây dựng và quản lý dự án.
  • B. Kỹ sư cơ khí ô tô.
  • C. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. 
  • D. Kỹ sư điện tử và viễn thông.

Câu 5: Ngành nghề nào dưới đây sau khi tốt nghiệp có thể hoạt động tại phòng thí nghiệm hay tham gia vào các bộ phận nghiên cứu và phát triển của nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, các cơ quan nhà nước? 

  • A. Thợ sửa chữa xe có động cơ.
  • B. Kỹ sư điện tử.
  • C. Kỹ sư hóa học.
  • D. Kỹ sư xây dựng. 

Câu 6: Hàng hóa được trao đổi trong thị trường lao động là

  • A. hàng hóa tiêu dùng.
  • B. hàng hóa dịch vụ.
  • C. hàng hóa sức lao động.
  • D. hàng hóa sản xuất.

Câu 7: Người nào thuộc nguồn cung sức lao động trong thị trường lao động?

  • A. Người lao động.
  • B. Người sử dụng lao động.
  • C. Doanh nghiệp.
  • D. Tổ chức. 

Câu 8: Số lượng lao động mà người sử dụng lao động có thể tuyển dụng được gọi là

  • A. nguồn cung lao động.
  • B. nhu cầu lao động.
  • C. chuyển dịch cơ cấu.
  • D. người lao động.

Câu 9: Số lượng người trong độ tuổi lao động có thể và sẵn sàng tham gia lao động được gọi là

  • A. người lao động.
  • B. người sử dụng lao động.
  • C. nhu cầu lao động.
  • D. nguồn cung lao động.

Câu 10: Người lao động trong thị trường lao động sẽ làm việc dưới sự điều hành của ai?

  • A. Chính phủ.
  • B. Người sử dụng lao động.
  • C. Công đoàn.
  • D. Hiệp hội doanh nghiệp. 

Câu 11: Cơ sở đào tạo nào có vai trò quan trọng trong việc đào tạo lao động phù hợp với thị trường lao động?

  • A. Trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
  • B. Trường tiểu học.
  • C. Trường trung học cơ sở. 
  • D. Trường trung học phổ thông.

Câu 12: Người sử dụng lao động trong thị trường lao động là

  • A. người sẽ làm việc theo thỏa thuận, được trả lương.
  • B. người chịu sự quản lí, điều hành. 
  • C. người chịu sự giám sát, quản lí.
  • D. các doanh nghiệp, cơ quan có nhu cầu tuyển dụng lao động. 

Câu 13: Có mấy yếu tố chính ảnh hưởng tới thị trường lao động?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4. 

Câu 14: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng tới thị trường lao động? 

  • A. Sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ.
  • B. Chuyển dịch cơ cấu.
  • C. Sự biến đổi khí hậu.
  • D. Nhu cầu lao động.

Câu 15: Thị trường lao động có sự chuyển dịch cơ cấu như thế nào cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, công nghệ? 

  • A. Tăng tỉ lệ người lao động trong lĩnh vực công nghiệp.
  • B. Giảm tỉ lệ người lao động trong lĩnh vực công nghiệp.
  • C. Tăng tỉ lệ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
  • D. Cân bằng tỉ lệ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực khác. 

Câu 16: Thị trường lao động có vai trò như thế nào trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  • A. Thị trường lao động không ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực này.
  • B. Giúp người học định hướng lựa chọn ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với năng lực. 
  • C. Thị trường lao động chỉ ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động, không định hướng nghề nghiệp.
  • D. Giúp người lao động không có cơ hội được tuyển dụng vào vị trí việc làm phù hợp năng lực.

Câu 17: Phân bố nguồn lao động Việt Nam chưa đồng đều không do

  • A. điều kiện sinh hoạt.
  • B. thời tiết. 
  • C. điều kiện giáo dục.
  • D. vị trí địa lí. 

Câu 18: Chất lượng nguồn lao động của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nào dưới đây?

  • A. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề còn cao.
  • B. Kĩ năng hợp tác còn tốt.
  • C. Năng lực chuyên môn chưa cao.
  • D. Kinh nghiệm việc làm còn cao. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác