Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 8 kết nối Ôn tập chương 3: An toàn điện (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 kết nối Ôn tập chương 3: An toàn điện - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3. AN TOÀN ĐIỆN

(PHẦN 2)

 

Câu 1: Tai nạn điện là gì?

  • A. Là tai nạn xảy ra do tác động của dòng điện gây ra nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người.
  • B. Là tai nạn xảy ra bởi tác động của các loại thiết bị điện.
  • C. Là tai nạn xảy ra bởi tác động của dòng điện hoặc liên quan đến dòng điện ảnh hưởng đến con người.
  • D. Đáp án khác.

Câu 2: Đâu là hành động sai, không được phép làm?

  • A. Không buộc trâu, bò vào cột điện cao áp.
  • B. Không chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp.
  • C. Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp.
  • D. Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp.

Câu 3: Bút thử điện có thể kiểm tra điện áp ở giới hạn:

  • A. Dưới 1000V.
  • B. Dưới 100V.
  • C. Trên 1000V.
  • D. Trên 100V.

Câu 4: Trị số dòng điện qua người với điện áp 220V là ?

  • A. 0,22A.
  • B. 0,022A.
  • C. 0,22mA.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 5: Đặc điểm của phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực:

  • A. Cần có đồng thời 2 người cứu giúp.
  • B. Phối hợp vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt.
  • C. Tỉ lệ: 5 lần xoa bóp tim/1 lần thổi ngạt.
  • D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 6: Kìm điện là:

  • A. Loại kìm chuyên dùng để cắt dây điện, kẹp giữ chi tiết trong quá trình sửa chữa điện.
  • B. Dụng cụ thông dụng để kiểm tra tình trạng của các thiết bị.
  • C. Loại kim có chứa dòng điện.
  • D. Đáp án khác.

Câu 7: Nguyên nhân gây tai nạn điện là gì?

  • A. Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện.
  • B. Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện.
  • C. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đâu không phải biểu hiện của tai nạn điện do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện?

  • A. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.
  • B. Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ.
  • C. Tiếp xúc với khu vực có dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
  • D. Chạm vào dây điện trần hoặc dây điện bị hở.

Câu 9: Mức độ tác động của dòng điện lên cơ thể người phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A. Độ lớn của dòng điện.
  • B. Thời gian tác động của dòng điện.
  • C. Đường đi của dòng điện.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Khoảng cách bảo vệ an toàn (thẳng đúng) cho lưới điện cao áp có điệp áp 110 kV là?

  • A. 2 m.
  • B. 3 m.
  • C. 4 m.
  • D. 6 m.

Câu 11: Hình ảnh sau thuộc loại nguyên nhân nào trong tai nạn điện?

 Hình ảnh sau thuộc loại nguyên nhân nào trong tai nạn điện?

  • A. Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện.
  • B. Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị nhiễm điện.
  • C. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
  • D. Không xác định được.

Câu 12: Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là bao nhiêu mét tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng?

  • A. 0,5 m.
  • B. 1 m.
  • C. 1,5 m.
  • D. 2 m.

Câu 13: Hãy cho biết sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa là như thế nào?

  • A. Sử dụng các vật lót cách điện.
  • B. Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện.
  • C. Sử dụng các dụng cụ kiểm tra.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 14: Trước khi sửa chữa điện, phải cắt nguồn điện theo trình tự nào?

  • A. Cắt cầu dao→ Rút cầu chì → Rút phích cắm điện.
  • B. Rút phích cắm điện → Rút cầu chì → Cắt cầu dao.
  • C. Cắt cầu dao→ Rút phích cắm điện → Rút cầu chì.
  • D. Cả ba đáp án đều đúng.

Câu 15: Bộ phận cách điện của bút thử điện là?

  • A. Thân bút và lò xo.
  • B. Nắp và vỏ bút.
  • C. Thân bút và vỏ bút.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 16: Khi nhà bị ngập nước hoặc nhìn thấy dây điện bị rơi xuống đất cần làm gì?

  • A. Chạy ra khỏi nhà.
  • B. Ngắt nguồn điện.
  • C. Mặc kệ.
  • D. Đáp án khác.

Câu 17: Sau khi cứu nạn nhân bị điện giật trường hợp nạn nhân còn tỉnh ta nên làm thế nào?

  • A. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, gọi người sơ cứu.
  • B. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Tuyệt đối không cho ăn uống gì.
  • C. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Cho nạn nhân uống nước.
  • D. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Cho nạn nhân ăn cháo.

Câu 18: Một người bị dây điện trần (không bọc cách điện) của lưới điện hạ áp 220V bị đứt đè lên người. Xử lý bằng cách an toàn nhất là:

  • A. Lót tay bằng vải khô, dùng sào tre(gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân.
  • B. Đứng trên ván gỗ khô, lót tay bằng vải khô dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân.
  • C. Nắm áo nạn nhân kéo khỏi dây điện.
  • D. Nắm tóc nạn nhân kéo ra khỏi dây điện.   

Câu 19: Thứ tự các bước thực hiện khi sơ cứu người bị tai nạn điện theo phương pháp hô hấp nhân tạo là:

(1) Nâng cằm, đẩy đầu nạn nhân về phía sau

(2) Một tay nâng cằm, một tay bịt mũi nạn nhân, lấy hơi và thổi hai hơi mạnh liên tiếp vào miệng nạn nhân; Để lồng ngực nạn nhân xẹp xuống

(3) Lặp lại khoảng 20 lần/phút đối với người lớn, 30 lần/phút đối với trẻ em

  • A. (1) – (2) – (3)
  • B. (2) – (1) – (3)
  • C. (3) – (1) – (2)
  • D. (1) – (3) – (2)

Câu 20: Có mấy cách khi thực hiện hà hơi thổi ngạt?

  • A. 1 cách.
  • B. 2 cách.
  • C. 3 cách.
  • D. 4 cách.

Câu 21: Cách xử lí nào trong các tình huống ở hình 13.2 là đúng?

 Cách xử lí nào trong các tình huống ở hình 13.2 là đúng?

  • A. Tình huống a.
  • B. Tình huống b.
  • C. Tình huống c.
  • D. Tình huống a và b.

Câu 22: Điền từ còn thiếu vào đoạn thông tin sau:

Cách thực hiện hà hơi thổi ngạt vào miệng như sau: Một tay bịt …, một tay kéo hàm xuống dưới để mở … nạn nhân. Sau đó hít hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân và thổi mạnh.

  • A. mũi - miệng.
  • B. miệng - mũi.
  • C. mắt - miệng.
  • D. mặt - mũi.

Câu 23: Khi thực hiện hô hấp nhân tạo, tần suất là bao nhiêu?

  • A. 16 – 20 lần/phút.
  • B. 8 – 16 lần/phút.
  • C. 12 – 14 lần/phút.
  • D. 6 – 9 lần/phút.

Câu 24: Tên trang bị bảo hộ (2) là

 Tên trang bị bảo hộ (2) là

  • A. Quần áo bảo hộ.
  • B. Mũ bảo hộ.
  • C. Găng tay cách điện.
  • D. Ủng cách điện.

Câu 25: Xác định tên của vị trí (1) của bút thử điện

 Xác định tên của vị trí (1) của bút thử điện

  • A. Đầu bút.
  • B. Kẹp kim loại.
  • C. Đèn báo.
  • D. Thân bút.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác