Trắc nghiệm Công nghệ 8 kết nối Ôn tập chương 3: An toàn điện (P1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 kết nối Ôn tập chương 3: An toàn điện - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
ÔN TẬP CHƯƠNG 3. AN TOÀN ĐIỆN
(PHẦN 1)
Câu 1: Khoảng cách an toàn chiều rộng khi ở gần lưới điện 22kV với dây trần là bao mét?
- A. 1m.
- B. 1,5m.
C. 2m.
- D. 2,5m.
Câu 2: Những phương pháp hô hấp nhân tạo gồm có:
- A. Phương pháp nằm sấp
- B. Phương pháp hà hơi thổi ngạt.
- C. Phương pháp nằm ngửa.
D. Đáp án A và B đúng.
Câu 3: Khi dây dẫn điện cao áp rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng, cấm mọi người đến gần phạm vi:
- A. 5m.
B. 10m.
- C. 15m.
- D. 20m.
Câu 4: Khoảng cách an toàn cho phép để đặt rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 35kV là:
- A. 0,35m.
B. 0,6m.
- C. 0,7m.
D. 1m.
Câu 5: Khoảng cách an toàn cho phép để đặt rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 110kV là:
- A. 0,7 m.
B. 1,5m.
- C. 2m.
- D. 2,5m.
Câu 6: Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào?
- A. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện.
- B. Sử dụng đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ.
- C. Sửa chữa điện không cắt nguồn điện.
D. Cả 3 nguyên nhân trên.
Câu 7: Thế nào là vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến thế?
- A. Trường hợp điện phóng qua không khí.
- B. Trường hợp điện phóng qua người.
C. Đáp án A và B đúng.
D. Đáp án A hoặc B đúng.
Câu 8: Để phòng ngừa tai nạn điện cần:
- A. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện.
- B. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sửa chữa điện.
- C. Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và trạm biến áp.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Các biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện là:
- A. Trước khi sửa chữa phải cắt nguồn điện.
- B. Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Đáp án khác.
Câu 10: Kìm điện là:
A. Loại kìm chuyên dùng để cắt dây điện, kẹp giữ chi tiết trong quá trình sửa chữa điện.
- B. Dụng cụ thông dụng để kiểm tra tình trạng của các thiết bị.
- C. Loại kim có chứa dòng điện.
- D. Đáp án khác.
Câu 11: Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, người cứu nạn cần:
- A. ngắt nguồn điện bằng những thiết bị đóng cắt ở gần nhất, như: công tắc điện, cầu dao,…
- B. trang bị bảo hộ (dép cao su/ ủng cách điện, găng cách điện,…) và các vật dụng cách điện (đứng trên tấm gỗ hoặc thảm cách điện, dùng gậy bằng gỗ khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện).
- C. tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Điền từ còn thiếu vào đoạn thông tin sau:
Cách thực hiện hà hơi thổi ngạt vào mũi như sau: Ấn mạnh cằm để giữ … nạn nhân ngậm chặt lau. …, ngậm mũi nạn nhân, thổi mạnh.
A. miệng - Lấy hơi.
- B. mũi - Đồng thời.
- C. cằm - Dùng miệng.
- D. mặt - Dùng tay.
Câu 13: Sắp xếp các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ:
- A. a – c – d – b
- B. b – d – a – c
C. c – b – d – a
- D. d – a – c – b
Câu 14: Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh rò điện. Em phải làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện?
- A. Dùng tay trần kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh.
- B. Gọi người đến cứu.
C. Rút phích cắm(nắp) cầu chì hoặc ngắt aptomat, lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra.
- D. Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh.
Câu 15: Sau khi cứu nạn nhân bị điện giật: nạn nhân ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật
- A. Đưa đi viện ngay lập tức.
- B. Hô người đến giúp đỡ.
C. Hô hấp nhân tạo cho tới khi thở được, tỉnh lại và đưa đi viện.
- D. Hô hấp nhân tạo cho tới khi thở được.
Câu 16: Hãy chọn những hành động đúng về an toàn điện trong những hành động dưới đây?
- A. Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp.
- B. Thả diều gần đường dây điện.
C. Không buộc trâu bò vào cột điện cao áp.
- D. Tắm mưa gần đường dây điện cao áp.
Câu 17: Để phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, cần lưu ý điều gì?
- A. Không đứng cạnh cột điện, trạm biến áp, dưới cây cao khi trời mưa, dông sét.
- B. Ngắt ngay nguồn điện nếu có khu vực trong nhà bị ướt, ngập nước.
- C. Tránh xa, cảnh báo cho người xung quanh biết và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lí khi thấy dây điện bị đứt rơi xuống đất.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không có tác dụng đảm bảo an toàn điện?
- A. Giày cao su cách điện.
- B. Giá cách điện.
C. Dụng cụ lao động không có chuôi cách điện.
- D. Thảm cao su cách điện.
Câu 19: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện ở nhà như nồi cơm điện, bàn là,... em cần phải làm gì?
- A. Lau khô thiết bị điện trước khi cắm dây điện.
- B. Ngắt điện (rút dây cắm điện) trước khi sử dụng.
- C. Thường xuyên kiểm tra thiết bị điện để phát hiện hư hỏng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Thứ tự các bước khi sử dụng bút thử điện là:
(1) Quan sát đèn báo, nếu đèn sáng thì tại vị trí kiểm tra có điện.
(2) Đặt đầu bút thử điện vào vị trí cần kiểm tra nguồn điện.
(3) Ấn nhẹ ngón tay cái vào kẹp kim loại ở đầu còn lại của bút (nắp bút).
- A. (1) – (2) – (3)
B. (2) – (3) – (1)
- C. (3) – (2) – (1)
- D. (3) – (1) – (2)
Câu 21: Đâu là nguyên nhân gây tai nạn điện?
A. Cho tay vào trong máy giặt khi đang cắm điện.
- B. Dùng bút thử điện xem ổ điện có điện không.
- C. Bọc vết nối dây điện bằng băng dính điện.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 22: Aptomat là:
- A. Là thiết bị chống giật.
- B. Là thiết bị có chức năng ngắt dòng điện.
- C. Là thiết bị phát hiện dòng điện lạ thường, dòng điện rò xuống đất hay có dòng điện chạy qua cơ thể người.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 23: “Đường dây cao áp và trạm biến áp có thể phóng điện qua không khí hoặc truyền xuống đất gây nguy hiểm cho người khi đến gần” thuộc loại nguyên nhân nào của tai nạn điện?
- A. Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện.
- B. Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị nhiễm điện.
C. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- D. Không xác định được.
Câu 24: Hình ảnh sau thuộc loại nguyên nhân nào trong tai nạn điện?
- A. Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện
B. Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị nhiễm điện
C. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp
- D. Không xác định được.
Câu 25: Xác định tên của vị trí (3) của bút thử điện:
- A. Kẹp kim loại.
- B. Điện trở.
C. Đèn báo.
- D. Đầu bút.
Xem toàn bộ: Giải công nghệ 8 Kết nối bài Ôn tập chương III
Bình luận