Trắc nghiệm Công nghệ 8 kết nối bài 9 Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 bài 9 Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Người lao động trong ngành cơ khí cần:
- A. Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị
- B. Biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ
- C. Biết phân tích, giải quyết vấn đề chuyên môn
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Trong các ngành nghề dưới đây, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
A. Kĩ sư cơ khí
- B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện
- C. Kĩ sư cơ học
- D. Kĩ thuật viên nông nghiệp
Câu 3: Cơ khí có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống ?
- A. Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy
- B. Tạo năng suất cao
- C. Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Đâu là ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí?
- A. Thợ luyện kim loại
- B. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
- D. Thợ kim hoàn
Câu 5: Ngành nghề cơ khí có mặt ở lĩnh vực nào?
- A. Gia công máy móc thiết bị
- B. Công trình đang thi công, xây dựng
- C. Sản xuất sửa chữa vật dụng, phương tiện giao thông
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí phổ biến ở Việt Nam là?
- A. Kĩ sư cơ khí
- B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
- C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Môi trường làm việc của ngành cơ khí:
- A. Khắc nghiệt
- B. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 8: Đâu không phải là ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí?
- A. Kĩ thuật viên cơ khí hàng không
- B. Kĩ thuật viên máy tự động
- C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
D. Thợ luyện kim loại
Câu 9: Người lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các động cơ, máy móc, thiết bị cơ khí là đặc điểm của ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
- A. Kĩ sư cơ khí
- B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
- D. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị
Câu 10: Lao động thuộc ngành cơ khí làm việc ở:
- A. Trường học có lĩnh vực cơ khí
- B. Viện nghiên cứu lĩnh vực cơ khí
- C. Nhà máy sản xuất cơ khí
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Đâu không phải công việc của kĩ sư cơ khí?
- A. Thiết kế và sản xuất máy móc, thiết bị
B. Lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng động cơ, máy móc
- C. Tư vấn, chỉ đạo lắp đặt thiết bị, vận hành và bảo trì hệ thống máy móc
- D. Nghiên cứu, tư vấn về khía cạnh cơ học của vật liệu, sản phẩm và quy trình cụ thể
Câu 12: Người tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị là đặc điểm của ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
A. Kĩ sư cơ khí
- B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
- C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
- D. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị
Câu 13: Quan sát hình sau và cho biết người trong hình làm ngành nghề nào?
- A. Kĩ sư cơ khí
- B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
- D. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị
Câu 14: Để làm việc trong lĩnh vực cơ khí, người lao động cần gì?
- A. Sức khỏe tốt
- B. Cẩn thận, kiên trì, yêu thích công việc, đam mê máy móc, kĩ thuật
- C. Có phản ứng nhanh nhạy để xử lí tình huống trong quá trình lao động
D. Tất cả đáp án trên
Câu 15: Thay đổi phụ tùng máy móc đơn giản bị hỏng, mòn là công việc của ngành nghề nào trong lĩnh vực cơ khí?
- A. Kĩ sư cơ khí
- B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
- D. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị
Câu 16: Người thực hiện các nhiệm vụ để hỗ trợ nghiên cứu và thiết kế sản xuất, lắp ráp, xây dựng, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị là đặc điểm của ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
- A. Kĩ sư cơ khí
B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
- C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
- D. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị
Câu 17: Trong các ý sau, có bao nhiêu yêu cầu với lao động thuộc lĩnh vực cơ khí?
1. Có hiểu biết, sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thiết bị
2. Nắm vững kiến thức an toàn lao động, sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị điện để thực hiện công việc yêu cầu độ chính xác cao
3. Biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ để chế tạo, lắp ráp thiết bị
4. Biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng và chế tạo
5. Khả năng phân tích dữ liệu trong đo lường nhằm xác định sự cố, hư hỏng thiết bị điện
- A. 2
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 18: Người lao động trong lĩnh vực cơ khí cần:
- A. Biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế.
- B. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
- C. Có óc sáng tạo, tư duy nhanh nhạy
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 19: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí được đào tạo tại?
- A. Trường đại học
- B. Trường cao đẳng, trung cấp
- C. Trung giáo dục nghề nghiệp
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 20: Khi lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, cần xem xét khả năng và kết quả học tập ở môn học nào?
- A. Toán
- B. Khoa học tự nhiên
- C. Công nghệ
D. Cả 3 đáp án trên
Bình luận