Trắc nghiệm Công nghệ 8 kết nối Ôn tập chương 1: Vẽ kĩ thuật (P3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 kết nối Ôn tập chương 1: Vẽ kĩ thuật - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
ÔN TẬP CHƯƠNG 1. VẼ KĨ THUẬT
(PHẦN 3)
Câu 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống: “Từ … hình chiếu vuông góc, ta có thể xác định được vật thể phức tạp trong không gian”.
- A. 2.
B. 3.
- C. 6.
- D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 2: Hình lăng trụ đều được bao bởi:
- A. mặt đáy là hai hình tam giác đều bằng nhau, mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
- B. mặt đáy là hai hình tam giác cân bằng nhau, mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
- C. mặt đáy là hai hình vuông bằng nhau, mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
D. mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau, mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
Câu 3: Đinh vít là chi tiết có ren gì?
A. Ren ngoài.
- B. Ren trong.
- C. Ren bị che khuất.
- D. Cả ren trong và ren ngoài.
Câu 4: Bản vẽ nhà là loại:
- A. Bản vẽ lắp.
B. Bản vẽ xây dựng.
- C. Bản vẽ chi tiết.
- D. Bản vẽ cơ khí.
Câu 5: Hình chiếu đứng của khối hình trụ là:
- A. Hình tam giác đều.
B. Hình chữ nhật.
- C. Hình vuông.
- D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 6: Trên bản vẽ kĩ thuật, nét đứt mảnh được dùng để:
- A. Vẽ đường bao thấy, cạnh thấy.
B. Vẽ đường bao khuất, cạnh khuất.
- C. Vẽ đường tâm, đường trục.
- D. Đáp án khác.
Câu 7: Hình chóp đều được bao quanh bởi những hình nào?
- A. Mặt đáy là một đa giác đều và các mặt bên là các tam giác đều có chung đỉnh.
B. Mặt đáy là một đa giác điều và các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
- C. Mặt đáy là một tam giác đều và các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
- D. Mặt đáy là một hình chữ nhật và các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
Câu 8: Trong bản vẽ chi tiết, các hình biểu diễn thể hiện:
A. Hình dạng của chi tiết máy.
- B. Hình dạng của ren xoắn.
- C. Cơ chế vận hành của chi tiết máy.
- D. Trong bản vẽ chi tiết không có các hình biểu diễn.
Câu 9: Mối ghép bằng ren là:
A. Mối ghép tháo được, sử dụng để ghép hai hay nhiều chi tiết có chiều dày không lớn hơn nhau.
- B. Mối ghép được sắp xếp xen kẽ, chồng lên nhau thành 1 dải.
- C. Mối ghép không tháo được, sử dụng để ghép các chi tiết giống nhau, có kích thước bằng nhau.
- D. Đáp án khác.
Câu 10: Đâu là quy ước về hình cắt?
- A. Vẽ kí hiệu vật liệu trên phần vật thể bị mặt phẳng cắt đi qua.
- B. Chi tiết khác nhau thì đường gạch, mặt cắt được vẽ khác nhau về hướng nghiêng hoặc khoảng cách giữa các gạch.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 11: Tên gọi của kí hiệu dưới đây là gì?
- A. Cầu thang trên mặt bằng.
- B. Cửa đi đơn một cánh.
- C. Cửa sổ đơn hai cánh.
D. Cầu thang trên mặt bằng.
Câu 12: Kích thước chung trong bản vẽ nhà là
- A. Chiều dài.
- B. Chiều rộng.
- C. Chiều cao.
- D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 13: Tên gọi của kí hiệu dưới đây là gì?
- A. Cầu thang trên mặt bằng.
B. Cửa đi đơn một cánh.
- C. Cửa đi đơn hai cánh.
- D. Cầu thang trên mặt bằng.
Câu 14: Quan sát hình sau và cho biết hình b) tương ứng với loại hình biểu diễn nào?
- A. Mặt đứng.
- B. Mặt bằng.
C. Mặt cắt.
- D. Mặt ngang.
Câu 15: Khi xây dựng một ngôi nhà, người thợ sử dụng bản vẽ nhà để làm gì?
- A. Hình dung trước không gian, hình ảnh của ngôi nhà.
- B. Dự đoán chi phí cần thiết.
- C. Tính toán trước kích thước vật dụng, thông qua thông số kĩ thuật.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Bản vẽ lắp có thêm nội dung nào mà bản vẽ chi tiết không có?
- A. Hình biểu diễn.
- B. Kích thước.
C. Bảng kê.
- D. Khung tên.
Câu 17: Điền vào chỗ trống: “Các chi tiết có chức năng......... lắp ghép với nhau tạo thành chiếc máy hay sản phẩm”.
- A. Giống nhau.
- B. Tương tự nhau.
C. Khác nhau.
- D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 18: Bản vẽ chi tiết không bao gồm thành phần nào?
- A. Hình biểu diễn.
- B. Kích thước.
C. Lí do thực hiện.
- D. Khung tên.
Câu 19: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là:
A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật.
- B. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật.
- C. Hình biểu diễn, khung tên, kích thước, yêu cầu kĩ thuật.
- D. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật.
Câu 20: Tên gọi chi tiết ở bản vẽ trong hình sau là gì?
- A. Nắp.
B. Gối đỡ.
- C. Vòng đai.
- D. Ống lót.
Câu 21: Kích thước chung của chi tiết trong hình sau là gì ?
A. 50, 30, 25.
- B. 50, 30, 14.
- C. 50, 30, 10.
- D. 50, 30, 25, 30.
Câu 22: Hình chiếu tương ứng của vật thể sau là:
A.
- B.
- C.
- D.
Câu 23: Một viên gạch có kích thước một bề mặt 200 mm và 100 mm. Trên bản vẽ, bề mặt đó được vẽ với kích thước tương ứng là 20 mm và 10mm. Tỉ lệ vẽ là:
- A. 1 : 2
- B. 1 : 4
- C. 1 : 5
D. 1 : 10
Câu 24: TCVN 7285:2003 là quy định về tiêu chuẩn gì trong bản vẽ kĩ thuật?
A. Quy định về khung bản vẽ kĩ thuật.
- B. Quy định về khung tên của bản vẽ kĩ thuật.
- C. Quy định về khổ giấy của các bản vẽ kĩ thuật.
- D. Quy định về ghi kích thước bản vẽ.
Câu 25: Ý nghĩa của kí hiệu M8x1 là gì?
- A. M là kí hiệu ren hình chữ M, 8 là kích thước đường kính d của ren; 1 là kích thước bước ren P.
- B. M là kí hiệu ren cỡ M, 8 là kích thước đường kính d của ren; 1 là kích thước bước ren P.
C. M là kí hiệu ren hệ mét, 8 là kích thước đường kính d của ren; 1 là kích thước bước ren P.
- D. M là kí hiệu của tên ren, 8: kích thước đường kính d của ren; 1: kích thước bước ren P.
Xem toàn bộ: Giải công nghệ 8 Kết nối bài Ôn tập chương I
Bình luận