Tắt QC

Trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khai hoang, lấn biển nhằm mục đích gì?

  • A. Tăng sản lượng nông sản

  • B. Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng

  • C. Tăng chất lượng nông sản

  • D. Tăng diện tích đất trồng

Câu 2: Lợi ích của công nghệ cao trong trồng trọt

  • A. Tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.

  • B. Chủ động trong sản xuất, khắc phục tính mùa vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường về chủng loại, chất lượng nông sản

  • C. Giảm thiểu sức lao động, hạn chế thất thoát, thiệt hại do thiên tai, sây bệnh, đảm bải an toàn môi trường, kiểm soát và tiết kiệm chi phí trong từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình.

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Công nghệ tự động hóa có lợi ích gì đối với trồng trọt

  • A. tiết kiệm chi phí

  • B. tăng năng suất

  • C. hạ giá thành sản phẩm

  • D. cả ba phương án trên

Câu 4: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây về vai trò của trồng trọt

  • A. Cung cấp lương thực cho con người.
  • B. Cung cấp thịt, trứng, sữa cho con người.

  • C. Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến sữa.

  • D. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất muối ăn.

Câu 5: Sản phẩm trồng trọt nào không có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam năm 2020

  • A. Cà phê.

  • B. Gạo.

  • C. Tôm.
  • D. Hạt điều.

Câu 6: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không phải là lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam?

  • A. Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.

  • B. Việt Nam có diện tích chủ yếu là đồng bằng nên rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt.
  • C. Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.

  • D. Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.

Câu 7: Đề xuất quy trình chuẩn bị đất để trồng cây khoai lang trong vườn 

  • A.  Bước 1: Cuốc đất vườn cho tơi xốp, thoáng khí; Bước 2: Lên xuống; Bước 3: Băm đất cho nhỏ.

  • B. Bước 1: Cuốc đất vườn cho tơi xốp, thoáng khí; Bước 2: Băm đất cho nhỏ; Bước 3: Lên luống.
  • C. Bước 1: Lên xuống; Bước 2: Băm đất cho nhỏ; Bước 3: Cuốc đất vườn cho tơi xốp.

  • D. Bước 1: Lên xuống; Bước 2: Cuốc đất vườn cho tơi xốp; Bước 3: Băm đất cho nhỏ.

Câu 8: Cách bón phân lót cho cây lúa

  • A. rắc đều phân lót lên mặt ruộng
  • B. bón phân lót theo hàng

  • C. bón theo hốc trồng

  • D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 9: Cách bón phân lót cho đậu tương, lạc, rau

  • A. rắc đều phân lót lên mặt ruộng

  • B. bón phân lót theo hàng

  • C. bón theo hốc trồng

  • D. Cả B và C

Câu 10: Theo em, cây lúa, ngô, đậu tương, mướp, bí,.. sẽ sử dụng phương pháp gieo trồng nào?

  • A. gieo bằng hạt
  • B. gieo bằng củ

  • C. gieo bằng cây con

  • D. gieo bằng đoạn thân

Câu 11: Để việc phòng trừ sâu, bệnh hại đạt hiệu quả, cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào sau đây?

  • A. Phòng là chính.

  • B. Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

  • C. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 12: Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí cho cây trồng có tác dụng gì sau đây?

  • A. Tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng.

  • B. Xua đuổi sâu, bệnh hại cây trồng.

  • C. Tăng sức chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng.
  • D. Tránh thời kì sâu, bệnh hại phát triển mạnh.

Câu 13: Mô tả nào sau đây là của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại thủ công?

  • A. Thay giống cũ bằng giống mới có khả năng kháng sâu, bệnh hại.

  • B. Vệ sinh đồng ruộng.

  • C. Sử dụng các sinh vật có lợi (ong mắt đỏ, bọ rùa,...) để tiêu diệt sâu hại.

  • D. Dùng bảy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

Câu 14: Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học phòng trừ sâu và bệnh hại cần đảm bảo các yêu cầu nào sau đây?

1. Sử dụng đúng loại thuốc.

2. Sử dụng đúng nồng độ và liều lượng.

3. Lúc đầu sử dụng nồng độ thấp, sau đó giảm dần nồng độ.

4. Đảm bảo thời gian cách li đúng quy định.

5. Không phun ngược chiều gió.

6. Sử dụng nồng độ thấp để tiết kiệm thuốc và tránh ô nhiễm môi trường.

  • A. 1,2,4,5
  • B. 2,3,4,6

  • C. 1,2,4,6

  • D. 1,2,5,6

Câu 15: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí

  • A. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.

  • B. Không có sâu, bệnh.

  • C. Kích thước hạt to.

  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải là một trong những yêu câu khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt?

  • A. Thu hoạch hết sản phẩm cùng một thời điểm.
  • B. Nhanh gọn, cẩn thận.

  • C. Áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng.

  • D. Sử dụng dụng cụ thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng.

Câu 17: Đâu là phát biểu không đúng về thu hoạch sản phẩm trồng trọt

  • A. Thu hoạch lúa khi còn xanh sẽ làm giảm năng suất và chất lượng gạo.

  • B. Thu hoạch các loại quả khi chưa đủ độ chín sẽ làm giảm chất lượng quả.

  • C. Nên thu hoạch su hào càng già càng tốt.
  • D. Quả chín nếu không thu hoạch kịp thời quả sẽ bị thối và rụng.

Câu 18: Vì sao sau khi tuốt lúa lại cần phải phơi thóc hoặc đem thóc đi sấy ngay mà không để thóc tươi và đánh đống lại?

  • A. Hạt thóc sau khi tuốt thường có độ ẩm cao (khoảng 20% - 27%) thuận lợi cho quá trình hô hấp của tế bào, vì vậy, nếu đánh đống lại thóc sẽ hô hấp mạnh dẫn đến bị hao hụt và giảm chất lượng gạo.

  • B. Đem thóc đi phơi hoặc sấy làm cho độ ẩm trong tế bào hạt thóc giảm xuống, ngăn cản quá trình hô hấp của tế bào, thóc không bị hao hụt và giảm chất lượng trong quá trình bảo quản.

  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 19: Vải, nhãn, dứa, cam, ổi,... sử dụng phương pháp chế biến nào dưới đây

  • A. Chế biến bằng phương pháp sấy khô, để lạnh
  • B. Chế biến và bảo quản ở điều kiện thường/ baỏ quản lạnh

  • C. Chế biến bằng phương pháp sấy khô/ nghiền thành bột

  • D. Chế biến bằng phương pháp sấy khô

Câu 20: Theo em, thực hiện giâm cành cho cây hoa gồm các bước nào 

  • A. Chọn cành giâm, cắt cành giâm, xử lí cành giâm, cắm cành giâm, chăm sóc cành giâm.
  • B. Cắt cành giâm, xử lí cành giâm, chăm sóc cành giâm, cắm cành giâm.

  • C. Chọn cành giâm, xử lí cành giâm, cắt cành giâm, cắm cành giâm, chăm sóc cành giâm.

  • D. Cắt cành giâm, chọn cành giâm, chăm sóc cành giâm, xử lí cành giâm, cắm cành giâm.

Câu 21: Đâu không phải hình thức nhân giống vô tính ở cây trồng

  • A. Nhân giống khoai lang bằng dây

  • B. Nhân giống khoai tây bằng củ

  • C. Nhân giống ngô bằng hạt
  • D. Nhân giống xoài bằng phương pháp ghép

Câu 22: Theo em, ngành sản xuất có sử dụng nguyên liệu từ rừng là ngành nào sau đây?

  • A. Ngành sản xuất gỗ xây dựng.
  • B. Ngành sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ (mây, tre đan).

  • C. Ngành công nghiệp chế biến (nông sản).

  • D. Ngành sản xuất dược liệu.

Câu 23: Theo em, ngành sản xuất không sử dụng nguyên liệu từ rừng là ngành nào sau đây?

  • A. Ngành sản xuất gỗ xây dựng.

  • B. Ngành sản xuất bao bì bằng gỗ.

  • C. Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ.
  • D. Ngành sản xuất dược liệu.

Câu 24: Đâu là cách gọi sai tên loại rừng được phân loại theo mục đích sử dụng.

a. Rừng sản xuất.

b. Rừng đặc dụng.

c. Rừng tràm.

d. Rừng phòng hộ.

e. Rừng tự nhiên, rừng trồng.

 
  • A. a.

  • B. b.

  • C. c.
  • D. d.

Câu 25: Hãy lựa chọn phương án đúng về lí do rừng được ví như lá phổi xanh của Trái Đất.

  • A. Khả năng chắn gió, bão của cây rừng.

  • B. Khả năng quang hợp của cây xanh hấp thụ CO2 và thải ra O2 giúp điều hòa khi hậu.
  • C. Khả năng cung cấp củi, gỗ cho con người.

  • D. Khả năng bảo tồn và lưu trữ nguồn gene sinh vật.

Câu 26: Rừng chắn cát ở nước ta tập trung ở đâu?

  • A. Vùng đầu nguồn các con sông.

  • B. Vùng đồng bằng.

  • C. Vùng ven biển.
  • D. Vùng trung du.

Câu 27: Đâu là thành tựu của trồng trọt công nghệ cao trên thế giới

  • A. Khu nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lớn nhất thế giới tại Miyagi, Nhật Bản
  • B. Vườn hoa Keukenhof, Hà Lan

  • C. Trang trại táo ở Calofornia, Mỹ

  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 28: Cho biết mục đích sử dụng của cây lúa

  • A. Làm lương thực. làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (bún, miến, phở...) xuất khẩu ra nước ngoài.
  • B. Làm lương thực, làm bánh kẹo từ ngô: một phần có thể làm thức ăn cho gia súc.

  • C. Làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu ra nước ngoài, làm phân bón.

  • D. Làm gia vị, chữa bệnh

Câu 29: Nên bón phân lót cho cây ăn quả bằng loại phân nào?

  • A. Phân chuồng ủ hoai
  • B. Phân hoá học là đủ

  • C. Phân hữu cơ kết hợp phân hoá học

  • D. Phân hữu cơ và phân vi lượng

Câu 30: Khi đào hố trồng cây trên đất dốc, cần lưu ý đến loại kích thước hố nào?

  • A. Kích thước chiều rộng của hố

  • B. Kích thước chiều sâu của hố

  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 31: Khi gieo trồng cần phải đảm bảo đúng các yêu cầu nào sau đây?

  • A. Thời vụ, Phân bón, Khoảng cách, Độ nông sâu.
  • B. Thời vụ, Phân bón, Thuốc bảo vệ thực vật, Mật độ.

  • C. Thời vụ, Phân bón, Mật độ, Khoảng cách.

  • D. Thời vụ, Phân bón, Thuốc bảo vệ thực vật, Độ nông sâu.

Câu 32: Phát biểu nào dưới đây không đúng:

  • A. Làm cỏ giúp giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại với cây trồng.

  • B. Làm cỏ giúp hạn chế nơi trú ẩn của sâu, bệnh hại.

  • C. Làm cỏ giúp tăng độ ẩm cho đất.
  • D. Vun gốc giúp cây trồng đứng vững.

Câu 33: Phát biểu nào không đúng về các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

  • A. Biện pháp thủ công đơn giản, dễ thực hiện.

  • B. Biện pháp hoá học có tác dụng diệt sâu, bệnh hại nhanh và ít tốn công.

  • C. Biện pháp sinh học có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường.

  • D. Biện pháp hoá học thân thiện với môi trường và an toàn với con người.

Câu 34: Nếu đất trồng không được xử lí tốt nguồn phát sinh sâu, bệnh thì vụ mùa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

  • A. Cây sẽ chết do sinh trưởng, phát triển kém.

  • B. Xuất hiện sâu, bệnh hại phá hoại mùa màng.
  • C. Đất có nhiều cỏ dại, chất độc hại ảnh hưởng đến cây trồng

  • D. Đất không tơi xốp, thiếu dinh dưỡng cho cây.

Câu 35: Vì sao mỗi loại cây trồng lại có phương pháp thu hoạch khác nhau?

  • A. Do đặc điểm của từng loại cây trồng và sở thích thu hoạch của người nông dân.
  • B. Do đặc điểm của từng loại cây trồng và nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người.

  • C. Do nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người và giá thành của sản phẩm.

  • D. Do nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu của sản phẩm cây trồng.

Câu 36: Theo em, cây lúa, ngô, đậu tương, mướp, bí,.. sẽ sử dụng phương pháp gieo trồng nào?

  • A. gieo bằng hạt
  • B. gieo bằng củ

  • C. gieo bằng cây con

  • D. gieo bằng đoạn thân

Câu 37: Theo em, Cây mía, sắn, hành khô,.. sẽ sử dụng phương pháp gieo trồng nào?

  • A. gieo bằng hạt

  • B. gieo bằng củ

  • C. gieo bằng cây con
  • D. gieo bằng đoạn thân

Câu 38: Cây cam, cây chanh, cay bưởi, cây cau,... sẽ sử dụng phương pháp gieo trồng nào?

  • A. gieo bằng hạt

  • B. gieo bằng củ

  • C. gieo bằng đoạn thân

  • D. gieo bằng cây con

Câu 39: Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng bằng biện pháp hoá học, yêu cầu “Đảm bảo thời gian cách li đúng quy định” nghĩa là gì?

  • A. Đảm bảo thời gian cách li người phun thuốc với những người khác trong gia đình.

  • B. Đảm bảo thời gian từ khi phun thuốc đến khi thu hoạch.
  • C. Đảm bảo thời gian giữa hai lần phun thuốc.

  • D. Đảm bảo thời gian từ khi trồng đến khi phun thuốc.

Câu 40: Nguyên liệu được sử dụng để nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành là gì?

  • A. Phần gốc có rễ của cây.

  • B. Phần ngọn cây.

  • C. Phần lá cây.

  • D. Phần đoạn thân cây, có chồi (mắt).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác