Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 5 Chân trời bài 8: Mô hình máy phát điện gió (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 5 chân trời sáng tạo bài 8: Mô hình máy phát điện gió (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Máy phát điện gió được dùng để làm gì?

  • A. Biến đổi năng lượng nước thành năng lượng điện.
  • B. Biến đổi năng lượng gió thành năng lượng điện.
  • C. Biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng điện.
  • D. Làm quay động cơ.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng về tiêu chí đánh giá mô hình lắp ráp mô hình máy phát điện?

  • A. Mô hình được lắp ráp đầy đủ các bộ phận.
  • B. Các chi tiết được lắp ghép không đúng vị trí.
  • C. Độ sáng của đèn LED thay đổi khi thay đổi tốc độ gió.
  • D. Dây điện được nối đúng vị trí, gọn gàng.

Câu 3: Khi lắp ráp mô hình máy phát điện gió, đâu là điều chúng ta cần lưu ý?

  • A. Cần sự hướng dẫn của chuyên gia kĩ thuật điện.
  • B. Sử dụng dụng cụ hiện đại, tân tiến, nhiều chức năng.
  • C. Sử dụng dụng cụ lắp ghép an toàn, các mối ghép chắc chắn.
  • D. Cần nắm vững các lý thuyết về kĩ thuật điện.

Câu 4: Để lắp ráp mô hình máy phát điện gió cần mấy bước chính?

  • A. Hai bước.
  • B. Ba bước.
  • C. Bốn bước.
  • D. Năm bước.

Câu 5: Khi kiểm tra hoạt động của mô hình lắp ráp máy phát điện, cần chú ý quan sát điều gì?

  • A. Quan sát các trạng thái của đèn LED tương ứng với sự thay đổi của tốc độ gió.
  • B. Quan sát các trạng thái của đèn LED chậm hơn với sự thay đổi của tốc độ gió.
  • C. Quan sát các trạng thái của đèn LED nhanh hơn với sự thay đổi của tốc độ gió.
  • D. Quan sát các trạng thái của đèn LED tương ứng với sự thay đổi của hướng gió.

Câu 6: Đâu không phải là bước để lắp ráp mô hình máy phát điện gió?

  • A. Kiểm tra hoạt động của mô hình.
  • B. Nối dây điện của máy phát điện vào đèn LED.
  • C. Vẽ phác thảo mô hình.
  • D. Lắp ráp trụ đỡ máy phát điện.

Câu 7: Bước đầu tiên để lắp ráp mô hình máy phát điện gió là:

  • A. Lắp ráp trụ đỡ máy phát điện.
  • B. Đặt máy phát điện vào trụ đỡ.
  • C. Lắp cánh quạt.
  • D. Kiểm tra hoạt động của mô hình.

Câu 8: Bước thứ ba để lắp ráp mô hình máy phát điện gió là:

  • A. Lắp cánh quạt.
  • B. Kiểm tra hoạt động của mô hình.
  • C. Nối dây điện của máy phát điện vào đèn LED.
  • D. Lắp ráp trụ đỡ máy phát điện.

Câu 9: Đâu không phải là bước để lắp ráp mô hình máy phát điện gió?

  • A. Kiểm tra hoạt động của mô hình.
  • B. Nối dây điện của máy phát điện vào đèn LED.
  • C. Vẽ phác thảo mô hình.
  • D. Lắp ráp trụ đỡ máy phát điện.

Câu 10: Đâu là nơi có cánh đồng điện gió ở Việt Nam?

  • A. Hồ Chí Minh.
  • B. Bình Thuận.
  • C. Ninh Thuận.
  • D. Đồng Nai.

Câu 11: Nguồn năng lượng gió có đặc điểm gì?

  • A. Hiếm hoi, rất khó tìm kiếm.
  • B. Không tái tạo, nếu khai thác bừa bãi sẽ cạn kiệt.
  • C. Sạch, mạnh, có sẵn trong tự nhiên và không giới hạn.
  • D. Sạch, có sẵn trong tự nhiên nhưng yếu, không hiệu quả trong việc tạo ra điện năng.

Câu 12: : Đâu là nhược điểm của nguồn năng lượng gió?

  • A. Gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Sức gió không ổn định cũng là một trong các nhược điểm của năng lượng gió, dễ dao động, thay đổi cường độ, hướng gió. 
  • C. Gây ô nhiễm không khí, chi phí lắp đặt lớn, tốn kém hơn các nguồn năng lượng khác.
  • D. Thu hẹp phạm vi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã.

Câu 13: Nhược điểm của việc sử dụng năng lượng gió là gì?

  • A. Việc sản xuất và lắp đặt các máy phát điện gió tốn rất nhiều chi phí và công sức.
  • B. Năng lượng gió không ổn định, cần đến sự tác động của con người.
  • C. Năng lượng gió rất đắt, mọi người khó có thể tiếp cận và sử dụng nguồn năng lượng này trong sinh hoạt hàng ngày.
  • D. Năng lượng gió tạo ra rất ít điện năng, chủ yếu là công suất nhỏ và khá yếu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác