Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì II (P2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh điểm số bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?
- A. Luôn cảm thấy vui vẻ.
- B. Thực hiện đúng lời hứa.
C. Mất tập trung, hay quên.
- D. Lời nói đi đôi với việc làm.
Câu 2: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?
- A. Đi chơi cùng với nhóm bạn thân.
- B. Nhận giải thưởng vì thành tích cao.
- C. Được bố mẹ đưa đi chơi công viên.
D. Kết quả học tập không như ý muốn.
Câu 3: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng
- A. Kết bạn với một người bạn mới.
- B. Chụp ảnh cùng người thân, bạn bè.
C. Bị ai đó đe doạ.
- D. Làm báo tường cùng các bạn cùng lớp.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?
A. Trở nên dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.
- B. Luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.
- C. Đến đúng hẹn, không để người khác chờ đợi.
- D. Tinh thần phấn khởi, vui tươi, tràn đầy năng lượng.
Câu 5: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?
A. Áp lực học tập, thi cử.
- B. Tự tạo áp lực cho bản thân.
- C. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
- D. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
Câu 6: “Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính…” đó là những biểu hiện của
- A. giữ chữ tín.
B. căng thẳng.
- C. kiên trì học tập.
- D. bạo lực học đường
Câu 7:Tình huống nào dưới đây không gây căng thẳng
A. Không mua được món đồ chơi yêu thích
- B. Có quá nhiều công việc cần hoàn thành trong một thời gian ngắn.
- C. Làm việc sai trái nhưng chưa bị ai phát hiện.
- D. Bị người khác trách mắng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?
A. Tinh thần phấn chấn, vui tươi, tràn đầy năng lượng.
- B. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.
- C. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…
- D. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, chóng mặt…
Câu 9: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?
A. Được bố mẹ đưa đi du lịch.
- B. Gia đình không hạnh phúc.
- C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.
- D. Xung đột, tranh cãi với bạn bè.
Câu 10: Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Dũng cảm.
B. Căng thẳng.
- C. Yêu thương con người.
- D. Đoàn kết chống ngoại xâm.
Câu 11: Một trong những nguyên nhân chủ quan gây nên tâm lí căng thẳng là do
- A. kì vọng của cha mẹ.
- B. bạo lực gia đình.
C. tự tạo áp lực cho bản thân.
- D. môi trường sống.
Câu 12: Đâu không phải nguyên nhân khách quan gây căng thẳng
- A. Môi trường sống (thời tiết, tiếng ồn, ô nhiễm,…).
B. Sử dụng chất kích thích.
- C. Kì vọng của bố mẹ.
- D. Bạo lực gia đình, bạo lực học đường.
Câu 13: Suy nghĩ tiêu cực là một trong số những nguyên nhân gây căng thẳng, đây là nguyên nhân
- A. Phụ.
- B. Chính.
C. Chủ quan.
- D. Khách quan.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của tâm lý căng thẳng?
- A. Tác động xấu đến sức khỏe.
B. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.
- C. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.
- D. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.
Câu 15: Bạn N là học sinh giỏi Toán của lớp. Trong giờ kiểm tra có bạn muốn chép bài của N, không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế kiểm tra. Trên đường về nhà, N đã bị bạn đó cùng một nhóm đi cùng dọa nạt và đánh. N rất sợ hãi, không dám đến trường vì sợ lại bị đánh. N đã rơi vào trạng thái nào sau đây?
- A. Bạo lực học đường.
- B. Tâm lí căng thẳng.
- C. Tệ nạn xã hội.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 16: H chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi thi, H đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Việc làm của H thể hiện bạn là người
A. biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.
- B. may mắn và tự tin.
- C. biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.
- D. rất coi trọng thành tích.
Câu 17: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tâm lí căng thẳng là
- A. tâm lí tự ti.
B. bạo lực gia đình.
- C. vấn đề sức khỏe của bản thân.
- D. sự kì vọng quá lớn của gia đình.
Câu 18 : Ngoài việc học ở trường, K phải thường xuyên đi học ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến K thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến K càng căng thẳng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút. K đã rơi vào trạng thái nào sau đây?
A. Tâm lí căng thẳng
- B. Bị bạo hành.
- C. Tâm lí bi quan.
- D. Bị bạo lực gia đình.
Câu 19: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực?
- A. Chẳng ai quan tâm đến mình cả!
- B. Mình học thế này sẽ thi trượt mất!
- C. Mình làm gì cũng thất bại!
D. Mình sẽ tìm được những người bạn tốt!
Câu 20: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực?
- A. Chẳng ai quan tâm đến mình cả!
- B. Mình học thế này sẽ thi trượt mất!
- C. Mình làm gì cũng thất bại!
D. Mình sẽ tìm được những người bạn tốt!
Câu 21: Bố mẹ A dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Trong tình huống này bạn A chưa biết cách
A. ứng phó với tâm lí căng thẳng.
- B. sống tự lập.
- C. ứng phó với bạo lực học đường.
- D. tôn trọng sự thật.
Câu 22: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.
- B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.
- C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.
- D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.
Câu 23: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề căng thẳng tâm lí?
- A. Là trạng thái con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về thể chất, tinh thần.
B. Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến căng thẳng tâm lí.
- C. Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.
- D. Cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực.
Câu 24: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi. Em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Vùi mình vào chơi game để quên nối buồn.
- B. Trốn trong phòng để khóc.
C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.
- D. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với ai.
Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?
- A. Chi tiêu hợp lí.
- B. Tiết kiệm thường xuyên.
- C. Tăng nguồn thu nhập.
D. Mua nhiều đồ xa xỉ.
Câu 26: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Đánh đập, lăng mạ người học.
- B. Quan tâm, động viên các bạn.
- C. Chia sẻ khó khăn với bạn học.
- D. Giúp đỡ các bạn học cùng lớp.
Câu 27: Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.
- B. Bố mẹ không tôn trọng con.
- C. Bố mẹ vi phạm pháp luật.
- D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.
Câu 28: Tệ nạn nguy hiểm nhất là?
- A. Cờ bạc.
- B. Ma túy.
- C. Mại dâm.
D. Cả A, B, C.
Câu 29: Việc phòng, chống bao lực học đường không được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
- A. Bộ luật Hình sự năm 2015.
- B. Bộ luật Dân sự năm 2015.
- C. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP.
D. Luật tố tụng hình sự năm 2015.
Câu 30: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
- A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
- C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
- D. Từ đủ 20 tuổi trở lên.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì II
Bình luận