Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 4: Đồ gốm gia dụng của người Việt
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 4: Đồ gốm gia dụng của người Việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN
Kinh nghiệm khi đọc VB thông tin
• Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có).
• Đọc văn bản thông tin cần nhấn mạnh những phần có đề mục, cách ngắt quãng rõ ràng để phân biệt được rõ từng phần của văn bản.
• Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn.
• Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng.
II. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
* Ý kiến/quan điểm của tác giả trong văn bản
- Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế, nếu như đồ gốm phản ánh sự sử dụng và món ăn chúng chứa đựng.
- Những chiếc chậu, những chiếc âu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xưa chúng chỉ được để rửa ráy chân tay mà thôi.
* Dữ liệu trong văn bản
- Ngay từ cuối thời Trần, làng Bát Tràng đã sản xuất những loại gốm gia dụng men lam như thế, một số đồ đẹp dâng cho triều đình, còn lại, bán ra cho dân.
- Từ sau thế kỉ XV, xu hướng đồ dân gian và cung đình ngày càng tách biệt, thậm chí triều đình còn mở những lò riêng hoặc đặt những lỗ hàng riêng có đề chữ Nội phủ, hơn nữa là sang Trung Hoa đặt mua đồ gốm sứ cho hoàng triều.
* Xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV
- Từ sau thế kỉ XV, xu hướng đồ dân gian và cung đình ngày càng tách biệt, thậm chí triều đình còn mở những lò riêng hoặc đặt những lỗ hàng riêng có đề chữ Nội phủ, hơn nữa là sang Trung Hoa đặt mua đồ gốm sứ cho hoàng triều.
- Dân thành thị cũng có xu hướng dùng đồ gốm gia dụng Trung Hoa và Nội phủ, tạo ra sự phân biệt giữa nông thôn và thành thị trong thị trường đồ gốm.
* Nội dung của những phương tiện phi ngôn ngữ
Hình ảnh những đồ gốm qua từng thời kì từ thế kỉ thứ II đến thế kỉ XIX. Gồm: Bát thuyền, bát men, bát chân cao, bát chiết yêu, bát quả, liên,…
III. YẾU TỐ HÌNH THỨC VÀ MỐI LIỆN HỆ GIỮA CÁC THÔNG TIN TRONG VĂN BẢN
* Bố cục của văn bản
- Phần VB “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển không giống những đồ sành như nồi niêu, chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi ... Một cải tiến nữa kết hợp giữa bát hình nón và bát chân cao sinh ra cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX”: Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử phát triển liên tục, điển hình là trường hợp của cái bát ăn cơm.
- Phần còn lại: Đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.
=> Mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của VB: Bố cục cho thấy nội dung VB phù hợp với nhan đề và bố cục thể hiện rõ sự chi tiết hoá chủ đề được gợi ra từ nhan đề ấy.
* Cách sử dụng các yếu tố hình thức của VB
- Các thông tin chính của VB: Dựa trên câu trả lời về bố cục của VB (câu hỏi 1) để xác định.
- Các yếu tố hình thức của VB: Nhan đề, hình ảnh minh hoạ và các chú thích tương ứng với từng hình.
- Nét đặc biệt trong cách sử dụng các yếu tố hình thức của VB:
+ Không sử dụng hệ thống các để mục để tóm tắt các thông tin chính của VB.
+ Sử dụng duy nhất một loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình ảnh và các chú thích cho thấy một số hình ảnh mô tả hình dạng của cái bát ăn cơm được sắp xếp theo trình tự thời gian.
=> Đánh giá hiệu quả của các yếu tố hình thức đối với việc biểu đạt thông tin chính của VB:
+ Nhan để khái quát thông tin chính của VB, giúp người đọc có cơ sở định hướng để tiếp nhận thông tin.
+ Hệ thống hình ảnh đi kèm với các chú thích cụ thể đã minh hoạ chi tiết, rõ ràng, sinh động cho các loại đồ gốm gia dụng được đề cập trong VB, giúp người đọc hình dung rõ hơn về nội dung của VB, tăng hiệu quả trực quan cho những thông tin chính được trình bày. Đặc biệt là hệ thống hình ảnh mô tả hình dáng của cái bát ăn cơm được sắp xếp theo trình tự thời gian, hỗ trợ biểu đạt trực quan cho nội dung thông tin về lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm ở phần đầu của VB.
* Thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn: “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển ... cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX”
- Thông tin chính của đoạn văn: Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử phát triển liên tục. Các chi tiết được trình bày trong đoạn văn: các chi tiết liên quan đến lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm.
- Cụ thể: Tiền thân của cái bát ăn cơm, sự phát triển về hình dáng của nó qua các thời kì như: thời Hán, thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thế kỉ XVIII – XIX.
- Vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn: Cung cấp thông tin chi tiết về lịch sử phát triển của một trường hợp đồ gốm sứ nhỏ quen thuộc, xuất hiện thường nhật trong cuộc sống sinh hoạt gia đình là cái bát ăn cơm; từ đó, tạo cơ sở khách và thuyết phục cho việc biểu đạt thông tin chính.
IV. TÌNH CẢM, THÁI ĐỘ VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA NGƯỜI VIẾT
* Thái độ của tác giả thể hiện qua đoạn văn: “Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã ... bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế”.
- Thái độ của tác giả thể hiện qua đoạn văn:
+ Ngạc nhiên pha lẫn thích thú trước đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.
+Khách quan khi phản ánh sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn để cho thấy sự phong phú của thị trường đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần.
- Căn cứ xác định thái độ của tác giả thể hiện qua VB:
+ Sử dụng trực tiếp từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp thái độ của tác giả: Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế.
+ Lựa chọn chi tiết và sử dụng từ ngữ, câu văn trung hoà về mặt cảm xúc để phản ánh sự khác biệt trong xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn ở thời Lý – Trần.
V. KẾT LUẬN THEO THỂ LOẠI
- Mục đích: cung cấp thông tin cho người đọc về lịch sử phát triển của gốm sứ qua chiếc bát ăn cơm và đặc điểm của gốm sứ thời Lý – Trần.
- Sử dụng đa dạng, phong phú các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh chiếc bát qua từng thời kì có sự khác biệt rất rõ).
- Dữ liệu trong văn bản khách quan, chủ yếu là những cột mốc thời gian của sự phát triển của gốm sứ.
- Quan điểm/ý kiến của người viết cũng được đan cài, thể hiện sự trân trọng đối với nét văn hóa cổ xưa của dân tộc thể hiện qua gốm sứ.
- Cách trình bày ý tưởng và thông tin dữ liệu đi từ ý chính đến nội dung chi tiết.
- Thông điệp: nét đẹp văn hóa dân tộc được thể hiện qua nhiều khía cạnh trong đó gốm sứ là một trong những vật lưu trữ nhiều trầm tích văn hóa qua hàng thế kỷ. Mỗi chúng ta nên tìm hiểu và tích lũy vốn kiến thức nhất định để bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa ấy.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận