Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 3: Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 3: Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ

Sự khác biệt giữa truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học:

GV có thể gợi mở theo PHỤ LỤC 15.

II. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

a. Văn bản “Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu”

- Xuất xứ: trích trong Quan Âm Thị Kính – truyện thơ khuyết danh Việt Nam viết bằng chữ Nôm với thể thơ lục bát và được lưu truyền thông qua nhiều hình thức khác nhau. 

- Tác phẩm mang màu sắc của Phật giáo, xuất phát từ một tích truyện Quan Âm Thị Kính, nguồn gốc và tác giả cụ thể của tác phẩm vẫn còn là nghi vấn. 

b. Tóm tắt văn bản “Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu”.

Thị Kính giả trai lên chùa Vân Tự với pháp hiệu Kính Tâm. Trong khi đó, Thị Mầu có con với người khác và bị làng bắt phạt. Thị Mầu khai rõ ràng là con của Kính Tâm và đem con của mình bỏ cho Thị Kính nuôi. Kính Tâm ròng rã ba năm, mỗi ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu bất chấp những nghi ngờ, dị nghị của những người xung quanh.

III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ NHÂN VẬT

1. Đặc điểm của thể loại truyện thơ thể hiện qua văn bản

- Hình thức sáng tác: văn vần (thơ lục bát).

- Cốt truyện: dù diễn đạt bằng thơ nhưng có cốt truyện, có thể tóm tắt nội dung được (mô hình chưa thể hiện rõ vì đây chỉ là cốt truyện).

- Nhân vật: Kính Tâm là nhân vật chính diện, có phẩm chất tốt đẹp, thương người.

- Ngôn ngữ: Kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.

2. Nhân vật Thị Kính

* Đặc điểm 

- Thị Kính là nhân vật chính diện, là một người phụ nữ có phẩm chất tốt, giàu lòng thương người. Điều này thể hiện qua chi tiết nàng không nỡ từ chối một đứa trẻ sơ sinh, chấp nhận điều tiếng dị nghị để nuôi bé lớn khôn. 

- Nàng phải chịu nỗi oan làm người tu hành mà phạm sắc giới đau khổ và tủi nhục vô cùng, nhưng điều kỳ diệu là con người này vẫn đủ sức, âm thầm vượt qua tất cả. 

- Thị Kính - Kính Tâm là đại diện tiêu biểu cho nhân cách tuyệt vời về lòng bao dung, đức từ bi và hạnh nhẫn nhục rộng lớn của người phụ nữ.

* Cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ của tác giả dân gian

- Người xưa xây dựng tác phẩm này đã có cách tô son riêng để tôn vinh những vẻ đẹp trong nhân cách nhân vật.

- Xây dựng nhân vật mang tính cách đại diện cho tấm lòng nhân ái, cao cả của con người. Nàng là con người của cửa Thiền và luôn từ bi hỉ xả theo đúng tinh thần của Phật giáo.

- Tác phẩm tràn ngập màu sắc Phật giáo, chỉ có tấm lòng nhân ái của nhà Phật mới có thể chiến thắng những đè nén, bất công trong xã hội nặng nề tư tưởng lễ giáo và xấu xa đó.

-  Tư duy của người Việt trong tác phẩm cũng như trong cuộc đời, phụ nữ được mọi người mến phục không phải vì họ là phái yếu hay vì họ đẹp đến độ nghiêng nước đổ thành (vì cái nết đánh chết cái đẹp); phụ nữ được quý trọng cũng không phải bởi bốn chữ công, dung, ngôn, hạnh hay bởi họ tuân phục đạo “tam tòng”. Họ được mến phục bởi vì họ sắc sảo, thông minh, cương trực, và cao đẹp hơn là họ có tấm lòng bao dung và đức hy sinh, nhẫn nhục chịu đựng quá lớn trước nghịch cảnh của cuộc đời.

IV. THÔNG ĐIỆP

- Nữ giới có thân phận nhỏ bé, hẩm hiu, nhưng cũng chính họ lại là đối tượng được dân gian chọn mặt gửi vàng cho khát vọng cao đẹp của mình. 

- Qua nhân vật Thị Kính trong đoạn trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu, hành động chấp nhận điều tiếng dị nghị để nuôi con cho kẻ vu oan lên mình xuất phát từ lòng yêu thương con người đã thể hiện thông điệp: Con người sống phải biết yêu thương nhau.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 3: Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu, kiến thức trọng tâm văn 11 chân trời bài 3: Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu, nội dung chính bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác