Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 1: Chiều xuân

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 1: Chiều xuân. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

* Xuất xứ văn bản “Chiều xuân”. 

- Văn bản Chiều xuân trích trong tập thơ đầu tay của Anh Thơ - Bức tranh quê in năm 1941. 

* Một số đặc điểm hình thức

- Bố cục: có thể chia đoạn trích thành ba phần.

+ Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bến vắng.

+ Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.

+ Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.

- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu thiên nhiên tha thiết.

- Vần: Vần chân (vắng – lặng, cỏ - gió, ra – hoa), vần thông (trôi – bời).

=> Hầu hết vần của bài thơ đều là những âm tiết mở hoặc nửa khéo, vì vậy tạo âm hưởng vang xa gợi liên tưởng về không gian mênh mông, rộng mở, trống trải, vắng lặng của buổi chiều xuân nơi bến đò, con đề làng và đồng ruộng thân quen.

- Nhịp: 4/3 – nhịp thơ gắn với nhịp độ hoạt động của muôn vật trong bức tranh. Trong khoảng không gian “chiều xuân”, dưới cảm nhận của nhà thơ, mọi vật dường như đều chuyển động khẽ, chầm chậm, lặng tờ, thậm chí đứng yên nên nhịp thơ cũng vì thế mà chậm rãi, nhẹ nhàng, đều đặn.

* Nội dung chính

Bài thơ Chiều xuân ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân xứ Bắc, vẻ đẹp tĩnh lặng của cảnh chiều xuân, không khí và nhịp sống thôn dã trong trẻo, yên bình, gần gũi, qua đó bày tỏ tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.

II. TÌM HIỂU VỀ THI PHÁP

1. Biện pháp nghệ thuật ở đoạn thơ số 1, 2

* Đoạn thơ số 1

“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.”

- Biện pháp tu từ: 

+ Nhân hóa: “đò lười biếng nằm mặc nước sông trôi” , “quán tranh đứng im lìm”.

=> Tác dụng: tạo cách diễn đạt sinh động, gợi hình, gợi cảm, sự vật hiện lên như những sinh thể có hồn, nhắm nhấn mạnh sự yên tĩnh, vắng lặng của cảnh vật làng quê Bắc Bộ. Mọi thứ dường như chậm rãi, từ tốn, tạo nên không khí thanh bình, yên ả. 

+ Liệt kê: mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím,…

=> Tác dụng: Đây đều là những hình ảnh quen thuộc, đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ Việt Nam: bến đò vắng khách, con đò nằm yên một chỗ, quán nhỏ, cây xoan hoa tím…gợi nên cảnh đẹp, yên bình nhưng lại vắng lặng đến đượm buồn. Cuộc sống ở đây yên tĩnh nhưng có phần ngưng đọng, tiêu điều, vắng vẻ, một bức tranh chỉ có màu hoa xoan tím điểm xuyết, thiếu sắc màu, âm thanh và ánh sáng.

* Đoạn thơ số 2

“Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;

Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”.

- Biện pháp tu từ: liệt kê 

+ Cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò => Đây là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân đồng bằng Bắc Bộ.

+ Sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả. 

=> Từ ngữ diễn tả hoạt động.

=> Bức tranh có sự chuyển đổi từ gam màu buồn sang sự sống, gam màu xanh "biếc" của cỏ, từ tĩnh sang động. Cảnh vật thân thương và bình yên quá đỗi, độc đáo và nên thơ, cảnh quen thuộc trở nên mới mẻ, sinh động, làm vơi đi nỗi cô đơn của bến vắng.

Biện pháp nghệ thuật ở đoạn thơ số 3 và ngôn ngữ của bài thơ

* Đoạn thơ số 3

“Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.”

- Biện pháp nghệ thuật: lấy động tả tĩnh (làm giật mình một cô nàng yếm thắm).

=> Sự xuất hiện của “cô nàng yếm thắm” hay sự xuất hiện của con người khiến cảnh vật thêm ấm áp, bớt trống trải hơn. Cái giật mình của cô nàng yếm thắm khi đàn cò vụt bay ra chứng tỏ không gian xung quanh vô cùng tĩnh lặng, đến mức chỉ một xao động nhỏ cũng đủ làm cho người ta giật mình.

* Nhận xét về ngôn ngữ trong bài thơ “Chiều xuân”

- Từ ngữ giàu sức truyền cảm, biểu cảm, có tính hình tượng giúp người đọc dễ dàng hình dung ra khung cảnh làng quê Bắc Bộ thanh bình mà vắng vẻ, đượm buồn. 

- Tác giả sử dụng nhiều từ láy để miêu tả trạng thái của sự vật (chốc chốc, im lìm, vu vơ, thong thả, rập rờn…), sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh. 

=> Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, khéo léo dùng ngòi bút của mình vẽ nên những hình ảnh bình dị nhưng thật ấm áp và chan chứa vẻ đẹp cuộc sống.

2. Vần và nhịp của bài thơ

- Vần chân (vắng – lặng, cỏ – gió, ra – hoa), vần thông (trôi – bời). > Hầu hết vẫn của - bài thơ đều là những âm tiết mở hoặc nửa khép, vì vậy, tạo âm hưởng vang xa gợi liên tưởng về không gian mênh mông, rộng mở, trống trải, vắng lặng của buổi chiều xuân nơi bến đò, con đê làng và đồng ruộng thân quen.

- Nhịp: Đây là thể thơ bảy chữ nên dòng thơ chủ yếu được ngắt theo nhịp 4/3 đều đặn. Hơn nữa, nhịp của bài thơ còn được tạo nên từ nhịp độ hoạt động của muôn vật trong bức tranh. Trong khoảng không gian “chiều xuân”, dưới cảm nhận của nhà thơ, mọi vật dường như đều chuyển động khẽ, chầm chậm, lặng lờ, thậm chí đứng yên. > Nhịp thơ vì thế cũng thật chậm rãi, nhẹ nhàng, đều đặn. Chính nhịp thơ ấy đã góp phần gợi tả vẻ đẹp đặc trưng của buổi chiều xuân ở thôn quê (thanh bình, yên ả, tĩnh lặng, gợi buồn,...).

III. TÌNH CẢM, CẢM XÚC CỦA NHÀ THƠ

1. Bức tranh “Chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ

+ Bức tranh “chiều xuân” được gợi tả với những hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của

miền quê Bắc Bộ như: một bến đò vắng khách với con đò, quán nhỏ, hoa xoan, con đề

làng, cỏ non, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn, trâu bò, đồng lúa, lũ cò con,...

+ Bức tranh “chiều xuân” đẹp, bình yên, tĩnh lặng nhưng gợi buồn: mưa đổ bụi chầm chậm theo từng khoảnh khắc thời gian; bến đò thưa khách mênh mông, trống trải; con đò nhỏ nghỉ ngơi nằm trôi theo dòng nước; quán tranh đứng im lìm bên những chòm hoa xoan rụng tới bời trong mưa xuân.

+ Bức tranh “chiều xuân” tuy gợi buồn nhưng vẫn được điểm chút sắc màu sinh động của sự sống thanh bình: màu “biếc” của cỏ non trải dài tràn cả con đường đê, đàn sáo đen sà xuống “mồ vu vơ” làm rộn cả cánh đồng chiều; những cánh bướm nhỏ với đủ màu sắc “rập rờn, chao lượn theo làn gió; đàn trâu bò ung dung, thong thả gặm cỏ mà những tưởng như “củi ăn mưa”;... - Những hoạt động ấy tuy không ồn ào, vội vã nhưng cũng đủ tạo ra những điểm chấm phá độc đáo, góp phần làm vơi bớt nỗi buồn vắng vẻ của bến đò chiều.

+ Bức tranh “chiều xuân” tĩnh lặng ấy dường như trở nên tươi tắn hơn, rộn rã và tràn đầy sức sống hơn với sự xuất hiện của âm thanh của “lũ cò con chốc chốc vụt bay ra và hình ảnh “một cô nàng yếm thắm” đang mải mê “cái cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa. 

=> Tiếng động bất ngờ của lũ cò càng làm nổi bật cái tỉnh lặng, thanh bình của cảnh; vẻ đẹp của cô thôn nữ bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên khiến cho cảnh sắc bình thường, thân quen trở nên đẹp độc đáo, lạ thường.

2. Vẻ đẹp của bức tranh chiều xuân và Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ

* Vẻ đẹp của bức tranh chiều xuân

-  Bức tranh có sự chuyển đổi từ gam màu buồn sang sự sống, gam màu xanh "biếc" của cỏ, từ tĩnh sang động.

- Cảnh vật thân thương và bình yên quá đỗi, mộc mạc, đơn sơ mà độc đáo và nên thơ, cảnh quen thuộc trở nên mới mẻ, sinh động, làm vơi đi nỗi cô đơn của bến vắng. 

* Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ

- Bức tranh chiều xuân với nét đẹp vẫn sinh sôi nảy nở nhưng lại êm đềm vắng vẻ và thoáng chút buồn vu vơ của người thi sĩ. Có thể nói ta cảm nhận được sau bức tranh ấy là một tâm hồn thuần phát trong sáng của nhà thơ.

- Đó là một tâm hồn chất chứa tình yêu thơ ca và yêu thiên nhiên tha thiết, là tấm lòng yêu quê hương, yêu những gì nhỏ bé, giản dị, quen thuộc của quê hương.

3. Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê trong bài thơ

- Cần sống chậm để lắng nghe từng chuyển biến của thiên nhiên, cố gắng huy động nhiều giác quan để quan sát, cảm nhận, gần gũi, gắn bó với thiên nhiên để tìm lại cho mình những khoảng thanh bình trong cuộc sống…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 1: Chiều xuân, kiến thức trọng tâm văn 11 chân trời bài 1: Chiều xuân, nội dung chính bài Chiều xuân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác