Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 3: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 3: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. YÊU CẦU VỚI VIẾT BÀI LUẬN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN HAY MỘT QUAN NIỆM

  • Nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.
  • Chỉ ra được các biểu hiện hoặc khía cạnh của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.
  • Phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối với cá nhân và cộng đồng.
  • Nêu những giải pháp mà người được thuyết phục có thể thực hiện để từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp.                  

- Cấu trúc kiểu bài: nêu vấn đề - phân tích lợi hại – khuyên can – bày tỏ mong muốn được  nhìn thấy chuyển biến tốt ở đối tượng tiếp nhận.

- Kiểu bài có thể biến đổi linh hoạt tùy thuộc vào mối quan hệ giữa người thuyết phục và người được thuyết phục, mức độ nghiêm trọng của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ, điều kiện, khả năng khắc phục thói quen…

II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN THAM KHẢO

1. Muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, người viết phải đặc biệt lưu ý:

- Cần đưa ra những luận điểm, luận cứ xác đáng, mạch lạc và có sự logic.

- Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng chính xác và phải có sức thuyết phục với người khác.

- Giọng điệu, câu văn cần rõ ràng, ngắn gọn mà dễ hiểu, tạo sự hứng thú với người đọc, người nghe.

2. Vị thế của người thuyết trình có cần được thể hiện trong bài viết để nâng cao sức thuyết phục với người khác

- Vị thế của người thuyết trình:

- Là người từng bị nhiễm những thói quen xấu, thể hiện quan điểm của chính bản thân, có thể tăng thêm sức tin tưởng với người khác.

- Là người ngoài cuộc, từng chứng kiến, tiếp xúc với những người có thói quen không tốt, nêu quan điểm và đưa ra những bằng chứng xác đáng, tạo sự hứng thú, sức thuyết phục với người khác.

3. Ý nghĩa của việc suy đoán những lí lẽ phản bác của người được thuyết trình

- Dự kiến được những lí lẽ phản bác được đưa ra, kiểm soát quá trình thuyết phục một cách tốt nhất.

  + Người thuyết trình có thể kịp thời đưa ra những dẫn chứng làm rõ hơn về luận điểm của mình, phản bác lại lí lẽ của người được thuyết phục.
  + Tránh sự mất bình tĩnh, bối rối khi bị người được thuyết phục phản bác.

III. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

Đề bài tham khảo: Một người bạn của em có thói quen không tốt (thường xuyên đi học muộn, không làm bài tập ở nhà, nghiện trò chơi điện tử) hoặc có những quan niệm cần từ bỏ (kì thị người tàn tật, kì thị người có hoàn cảnh khó khăn…). Em hãy viết bài luận thuyết phục họ từ bỏ thói quen hoặc quan niệm đó.
Thực hành viết theo các bước

1. Chuẩn bị viết 

2. Tìm ý và lập dàn ý

- Lập dàn ý

+ Mở bài: Nêu thói quen hay quan niệm mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ (có thể gợi ra bối cảnh của việc thuyết phục và xác định vị thế phát ngôn của người viết).

+ Thân bài:

  • Trình bày biểu hiện của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.
  • Phân tích lí do nên từ bỏ thói quen hay quan niệm đó.
  • Đề xuất cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen hay quan niệm không phù hợp.
  • Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi người được thuyết phục từ bỏ thói quen hay quan niệm không phù hợp.

+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen hay quan niệm đã được đề cập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 3: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, kiến thức trọng tâm ngữ văn kết nối bài 3: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, nội dung chính bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác