Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM THƠ

  • Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học gắn với bài thơ; lí do lựa chọn bài thơ để phân tích, đánh giá).
  • Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh,...).
  • Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân 8 sinh.

II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN THAM KHẢO

1. Ưu điểm của cách cảm nhận và phân tích thơ vừa theo tuyến hình ảnh trải dọc bài thơ, vừa theo trình tự câu thơ, khổ thơ:

- Cách cảm nhận và phân tích này chỉ ra được các hình ảnh nổi bật trong bài thơ từ đó đánh giá và nhận xét được suy nghĩ, quan niệm của tác giả một cách chính xác nhất.

- Cách cảm nhận và phân tích này thể hiện được rõ ràng mạch cảm xúc của bài thơ, phân tích bài thơ theo từng câu, từng khổ thơ một cách rõ ràng và mạch lạc để người đọc có thể dễ dàng hiểu được nội dung bài thơ từ đầu đến cuối.

- Với bài thơ Mùa xuân xanh, cách cảm nhận này không chỉ làm nổi bật được nội dung bài thơ, phân tích được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong từng câu thơ, khổ thơ; mà còn nhấn mạnh được các chi tiết, hình ảnh quan trọng trong bài thơ.

=> Cách cảm nhận và phân tích vừa theo tuyến hình ảnh dọc bài thơ vừa theo trình tự câu thơ, khổ thơ giúp người đọc cảm nhận bài thơ một cách dễ hơn, rõ ràng hơn và không bị bỏ quên một chi tiết nào của bài thơ.

2. Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ đó. Phân tích chủ đề để làm nổi bật lên nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đồng thời nhận xét và đánh giá quan niệm của tác giả qua bài thơ đó.

- Người viết đã đánh giá bài thơ là bài thơ giản dị mà vẫn làm toát lên sức sống phơi phới của vạn vật lúc xuân về. Nó là bài thơ của niềm vui sống, của sự chan hòa giữa con người với tạo vật, là khúc dạo đầu của tình yêu lứa đôi.

- Về tính thuyết phục của đánh giá trên:

+ Người viết đã phân tích từng câu thơ, từng hình ảnh trong bài thơ để làm nổi bật giá trị nội dung của bài thơ.

+ Người viết cũng nêu và phân tích được các biện pháp nghệ thuật tu từ trong bài thơ và nhận xét được phong cách nghệ thuật của tác giả.

+ Ngoài ra, người viết cũng sử dụng một số câu thơ, bài thơ cùng chủ đề để so sánh và đánh giá.

=> Đánh giá của người viết với bài thơ đã có đủ sức thuyết phục người đọc, có những luận điểm, lí lẽ và bằng chứng xác đáng, làm nổi bật được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

III. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

Đề bài tham khảo: Viết bài văn phân tích và đánh giá bài thơ Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ hoặc Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.
Thực hành viết theo các bước

1.  Chuẩn bị viết

2. Tìm ý và lập dàn ý

 + Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ (tác giả, thời điểm ra đời, nơi xuất bản, đánh giá chung của dư luận,...) và nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.

+ Thân bài:

  • Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình (nhân vật trữ tình muốn biểu đạt điều gì, thông qua hình tượng nào, với cái nhìn và thái độ ra sao,...).
  • Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính (qua các khổ, đoạn trong bài) và tính độc đáo của những phương tiện ngôn từ đã được sử dụng (từ ngữ, cách gieo vần, ngắt nhịp, các biện pháp tu từ,...).
  • Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại (của chính nhà thơ hoặc của những tác giả khác).

+ Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ đối với người viết bài nghị luận.

IV. VIẾT BÀI

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, kiến thức trọng tâm ngữ văn kết nối bài 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, nội dung chính bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác