Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 chân trời bài 3: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 chân trời bài 3: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI

1. Kiểu bài

Phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy.

2. Yêu cầu đối với kiểu bài

- Về nội dung:

  • Xác định được chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đé bài thơ.
  • Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

- Về kĩ năng:

  • Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ.
  • Có bằng chứng tin cậy từ bài thơ.
  • Diễn đạt mạch lạc, sử dụng được các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

- Bố cục bài viết gồm 3 phần:

  • Mở bài: giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
  • Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc vể nghệ thuật của bài thơ.
  • Kết bài: khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ; tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.

II. PHÂN TÍCH BÀI THAM KHẢO

1. Ngữ liệu trên chưa phải là một bài viết hoàn chỉnh

- Trong bài viết ở ngữ liệu chưa nêu được vấn đề, chưa nêu tác giả tác phẩm. Đồng thời ngữ liệu chưa khẳng định được giá trị và nét đặc sắc của bài thơ, chưa nêu cảm nghĩ của người viết.

2. Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo lối kết hợp cả chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

- Cách trình bày như vậy giúp người đọc, người nghe có cái nhìn bao quát hơn về ngữ liệu phân tích, người đọc dễ theo dõi và cảm nhận văn bản hơn.

3. Các ý chính được trình bày trong ngữ liệu

- Không khí lạnh lẽo của mùa thu.

- Phong cảnh thu tươi tắn và yên tĩnh.

- Liên hệ so sánh với ngữ liệu khác.

4. Những dẫn chứng, lí lẽ được tác giả sử dụng để gợi tả hình ảnh trong bài thơ Thu điếu

- Không gian trong và lạnh: lạnh lẽo, trong veo.

- Phong cảnh ao thu tươi tắn, yên tĩnh: sóng biếc, lá gàng, gợn tí, khẽ đưa.

- Trời trong xanh, yên tĩnh, cao vút: trời xanh ngắt, vắng teo, lơ lửng.

5. Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm

Ví dụ: thơ thường thiên về vần, nhịp điệu, biện pháp tu từ và cảm xúc lãng mạn; còn truyện sẽ thiên về cốt truyện, chi tiết tiêu biểu, tình huống bất ngờ kịch tính…

III. VIẾT BÀI

1. Quy trình viết

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc.

+  Xác định đề tài:

  • Được bản thân và nhiều bạn khác yêu thích.
  • Có chủ đề và những điểm đặc sắc về hình thức nghệ thuật dễ nhận thấy.
  • Có độ dài phù hợp.

+ Mục đích viết: phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

+ Người đọc: thầy cô, bạn bè.

- Thu thập tư liệu: tìm các bài viết, ý kiến bình luận có liên quan đến bài thơ được chọn.

- Lưu ý khi đọc tư liệu:

+ Ghi chép, đánh dấu nhùng V kiến nhận xét, đánh giá liên quan đến văn bản mình sẽ phân tích.

+ Xem xét các ý kiến đã đề cập đến những phương diện nào, chưa đề cập phương diện nào của văn bản thơ mà bạn sẽ phân tích? Bản thân mình đồng tình với ý kiến nào hoặc có ý kiến khác không?

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Xây dựng hệ thống luận điểm bằng cách chọn lọc, sắp xếp các ý đã tìm, lần lượt chi tiết hóa từng luận điểm.

Bước 3: Viết bài

- Viết bài dựa theo dàn ý đã lập.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

2. Thực hành 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 3: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ, kiến thức trọng tâm ngữ văn chân trời bài 3: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ, nội dung chính bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác