Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 chân trời bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075 - 1077)
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 7 chân trời bài 15 Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075 - 1077). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 15: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC NHÀ LÝ (1075 – 1077)
1. CHỦ ĐỘNG TIẾNG CÔNG ĐỂ TỰ VỆ (1075)
* Âm mưu và hành động xâm lược Đại Việt của nhà Tống:
- Âm mưu: Từ giữa TK XI để giải quyết khủng hoảng trong nước.
- Hành động:
+ Xúi giục vua Chăm-pa lên Đại Việt từ phía nam.
+ Ngăn cản việc buôn bán của người dân hai nước và tìm cách mua chuộc các tù trưởng miền núi ở phía bắc Đại Việt.
* Chủ trương, hoạt động của nhà Lý để chống lại âm mưu xâm lược của nhà Tống:
- Chủ trương: Sớm phát hiện ý đồ xâm lược thì đã chủ động ứng phó, cử thái úy Lý Thường Kiệt làm chỉ huy, tổ chức kháng chiến.
- Hoạt động:
+ Để ốn định phía nam, vua Lý Thái Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân trấn áp Chăm-pa, đập tan ý đồ phối hợp với quân Tống của Chăm-pa.
+ Đối với nhà Tống ở phía bắc, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương "Tiên phát chế nhân".
* Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến công của nhà Lý sang đất Tống:
- Diễn biến:
+ Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân, chia làm hai đường thủy, bộ bất ngờ tấn công vào đất Tống.
+ Sau khi phá hủy nhiều căn cứ, kho tàng của quân Tống, quân nhà Lý tiến hành bao vây thành Ung Châu – căn cứ mạnh nhất của quân Tống.
- Kết quả: Sau hơn một tháng, quân nhà Lý hạ thành Ung Châu, tiêu hủy hết kho lương dự trữ cảu địch rồi chủ động rút quân về nước.
- Ý nghĩa: Thể hiện tính chính nghĩa của nhà Lý và sự chủ động chuẩn bị kháng chiến của nhà Lý.
2. XÂY DỰNG PHÒNG TUYẾN CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN (1076-1077)
- Sự chủ động của nhà Lý:
+ Hạ lệnh cho quân dân các địa phương khẩn trương chuẩn bị kháng chiến sau khi rút quân về nước.
+ Ở biên giới, lực lượng quân mai phục được bố trí tại những vị trí chiến lược.
+ Tướng Lý Kế Nguyên chỉ huy lực lượng chặn đánh thủy binh nhà Tống ở vùng Đông Kênh.
+ Phòng tuyến sông Như Nguyệt ở phía bắc Thăng Long gấp rút xây dựng, Lý Thường Kiệt chỉ huy lực lượng tại đây để chặn đánh đạo quân của nhà Tống.
- Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt vì đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Ung Châu vào Thăng Long, phòng tuyến được đắp bằng đất, cao và vững chắc, có lớp giậu tre dày đặc.
- Nét độc đáo của nhà Lý trong chuẩn bị kháng chiến là tính chủ động.
3. TỔ CHỨC PHẢN CÔNG VÀ KẾT THÚC CHIẾN TRANH (1077)
* Hoàn cảnh: Cuối năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy xuất phát tiến vào Đại Việt.
* Diễn biến:
- Tháng 1-1077, quân Tống vượt ải Nam Quan (Lạng Sơn) vào Đại Việt.
- Quân nhà Lý đánh những trận nhỏ, cản bước tiến của địch.
- Trên đường kéo vào Thăng Long, quân Tống bị chặn đánh ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, nhiều lần tìm cách vượt phòng tuyến nhưng bị quân nhà Lý phản côn mãnh liệt.
- Cuối xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông Như Nguyệt, đánh thẳng vào doanh trại địch.
* Kết quả:
- Quân Tống thua to, "mười phần chết đến năm, sáu".
- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, đề nghị "giảng hòa".
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, quân Tống buộc phải từ bò ý định xâm lược Đại Việt.
- Nền độc lập, tự chủ của đất nước được giữ vững.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Do sức mạnh khối đại đoàn kết dân Đại Việt.
- Nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo của người chỉ huy tài giỏi Lý Thường Kiệt.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận