Tóm tắt kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 kết nối bài 3: Lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình
Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối bài 3: Lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU VỀ SỰ LẮNG NGHE TÍCH CỰC VÀ Ý KIẾN CỦA NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
- Những yêu cầu lắng nghe tích cực người thân trong gia đình:
- Dừng những việc đang làm để tập trung nghe người thân nói, chia sẻ
- Dõi theo cảm xúc của người nói
- Đặt mình vào vị trí người thân để thấu hiểu.
- Nghe với thiện chí và suy nghĩ tích cực là người thân luôn muốn tốt cho mình và họ cần được chia sẻ, cảm thông.
- Chỗ nào chưa chắc chắn hiểu đúng cần hỏi lại cho rõ, tránh hiểu lầm
- Sau khi nghe người thân nói hết hãy chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách chân thành và thiện chí
- Nếu có gì còn khúc mắc nên thật lòng giãi bày
HOẠT ĐỘNG 2. SẮM VAI THỂ HIỆN CÁCH LẮNG NGHE TÍCH CỰC
- TH1: Hảo cần phải thể hiện sự ăn năn, xin lỗi mẹ vì dạo gần đây đã quá ham chơi mà bỏ bê việc học, việc nhà và hứa sẽ chỉ chơi điện tử trong thời gian được cho phép.
- TH2: Hương nên chờ bố mẹ nói xong, sau đó thẳng thắn bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân về nghề nghiệp mong muốn, hi vọng bố mẹ có thể tôn trọng và ủng hộ quyết định của mình.
HOẠT ĐỘNG 3. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC TRONG GIA ĐÌNH
KẾT LUẬN
=> Lắng nghe tích cực là một kĩ năng cần thiết trong giao tiếp hằng ngày với người thân trong gia đình. Nó giúp mọi thành viên trong gia đình thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm với nhau, tạo nên sự gắn bó chặt chẽ và tạo dựng hạnh phúc bền vững của gia đình.
=> Vì vậy, các em cẩn thường xuyên thực hiện các yêu cầu thể hiện sự lắng nghe tích cực và thường xuyên rên luyện để có kĩ năng lắng nghe tích cực các thành viên trong gia đình
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận