Tóm tắt kiến thức địa lý 10 cánh diều bài 8: Khí áp, gió và mưa

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 10 cánh diều bài 8: Khí áp, gió và mưa. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. KHÍ ÁP

a. Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

- Trên bề mặt Trái Đất có hai đai khí áp cao cực, hai đai khí áp thấp ôn đới, hai đai khí áp cao cận nhiệt đới và đai khí áp thấp xích đạo. Sự hình thành các đai áp có nguồn gốc từ nhiệt động lực.

- Tại xích đạo, không khi bị đốt nóng nở ra thăng lên cao nên ở đây hình thành đại khí áp thấp xích đạo.

- Ở cực, nhiệt độ xuống thấp, không khí co lại nén xuống bề mặt Trái Đất tạo nên đai khí áp cao cực

- Không khí chuyển động từ áp cao cực và từ chí tuyến về ôn đới gặp nhau thăng lên cao, tạo nên đai khí áp thấp ôn đới.

- Tuy nhiên, các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt, do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

b. Nguyên nhân sự thay đổi khí áp

- Sự thay đổi khi áp chịu tác động của độ cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí. + Càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén của không khí càng giảm nên khí áp càng nhỏ.

+ Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng của không khí giảm đi nên khí áp giảm.

+ Không khí có độ ẩm cao thì khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô làm cho khí áp giảm.

2. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT

- Gió Mậu dịch là loại gió thổi gần như quanh năm từ hai khu vực áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp xích đạo. 

+ Gió này thổi đều đặn và hướng ít thay đổi. 

+ Gió rất khô, đặc biệt là ở trên lục địa; gió này chỉ tạo điều kiện cho mưa khi vượt qua một chặng đường dài trên đại dương và gặp địa hình chắn.

- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới về phía khu áp thấp ôn đới ở cả hai bán cầu. 

+ Gió này thổi quanh năm và thường đem theo mưa, độ ẩm cao. Ở bán cầu Bắc, gió thổi theo hướng tây nam; ở bán cầu Nam, gió thổi theo hướng tây bắc nên thường gây mưa nhiều cho khu vực bờ tây của các lục địa ổn đới.

- Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, hướng ngược nhau giữa lục địa và đại dương. 

+ Nguyên nhân chủ yếu là do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. 

+ Về mùa đông, lục địa bị mất nhiệt nhanh hình thành các áp cao, gió thổi từ lục địa ra đại dương, có tính chất khô. Đến mùa hạ, lục địa bị đốt nóng nhiều hơn hình thành nên áp thấp, gió từ đại dương thổi vào lục địa, có tính chất ẩm.

+ Trên Trái Đất, gió mùa chỉ có ở một số khu vực thuộc đới nóng và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình.

3. MỘT SỐ LOẠI GIÓ ĐỊA PHƯƠNG

- Gió đất, gió biển là loại gió hình thành ở vùng ven biển, có hướng thay đổi theo ngày và đêm.

- Gió phơn là loại gió vượt qua núi và thôi xuôi nóng và khô.

- Gió núi – thung lũng là loại gió hoạt động theo ngày đêm ở khu vực miền núi. Ban ngày, không khí ở sườn núi được đốt nóng hơn so với không khí xung quanh nên gió thổi lên theo sườn núi và ở trên gió thổi về phía thung lũng. Ban đêm, không khí ở sườn núi lạnh hơn xung quanh nên gió thổi dọc theo sườn núi xuống dưới, ở dưới không khí bốc lên trên thung lũng.

4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỜNG ĐẾN LƯỢNG MƯA

a. Khí áp

- Ở các khu áp thấp, không khi bị hút vào giữa và đẩy lên cao ngưng tụ tạo thành máy và gây mưa. Ở xích đạo và ôn đới là những nơi có áp thấp nên mưa nhiều 

- Ở các khu áp cao, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Ở cực và chỉ tuyến đều là những nơi có áp cao nền mưa ít.

b. Gió

- Ở những nơi có gió từ biển thổi vào hoặc có hoạt động của gió mùa thường có mưa lớn. Ở những nơi chịu ảnh hưởng của Tín phong thường mưa ít.

c. Frông

- Frông là một tiếp xúc của hai khối khí có nguồn gốc và tính chất vật lí khác nhau, nơi không khí bị nhiều loạn và sinh ra mua. Dọc các frông nóng cũng như trông lạnh, không khí nóng bị đẩy lên cao tạo thành mây và gây mưa, đó là mưa frông. Các khối khí nóng ẩm trong vùng nội chí tuyến tiếp xúc với nhau tạo thành dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa lớn, đó là mưa dải hội tụ. Lượng mưa dải hội tu lớn hơn rất nhiều so với mưa frông.

d. Dòng biển

- Những nơi có dòng biển nóng chảy qua có mưa nhiều vì phía trên dòng biển nóng không khí thường chứa nhiều hơi nước. Ngược lại, những nơi có dòng biển lạnh chảy qua có mưa ít vì phía trên dòng biển lạnh, không khí lạnh nên hơi nước không bốc lên được.

e. Địa hình

- Cùng một sườn núi nhưng lượng mưa lại không giống nhau theo độ cao. Ở vùng nhiệt đới và ôn đới, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều; tới một độ cao nào đó sẽ không còn mưa do độ ẩm không khí đã giảm nhiều nên ở các sườn núi cao hoặc đỉnh núi thường ít mưa.

- Cùng một dãy núi, lượng mưa khác nhau giữa sườn đón gió ẩm và sườn khuất gió.

5. SỰ PHÂN BỐ MƯA TRÊN THẾ GIỚI

a. Phân bố theo vĩ độ

- Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều theo vĩ độ. 

+ Ở vùng xích đạo mưa nhiều nhất. 

+ Ở hai vùng chỉ tuyến mưa tương đối ít. 

+ Ở hai vùng ôn đới mưa nhiều. Càng về gắn cục, mưa càng ít.

b. Sự phân bố mưa trên lục địa

- Lượng mưa trên lục địa không giống nhau giữa các khu vực và giữa hai bán cầu. 

- Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của biển và đại dương, dòng biển nóng và dòng biển lạnh. Ở những nơi gần biển hoặc có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều hơn, những nơi sâu trong lục địa hoặc chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh thường mưa ít.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 8: Khí áp, gió và mưa, kiến thức trọng tâm địa lý 10 cánh diều bài 8: Khí áp, gió và mưa, nội dung chính bài Khí áp, gió và mưa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác