Tóm tắt kiến thức địa lí 7 chân trời bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 7 chân trời bài 22 Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 22: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ KHÁM PHÁ VÀ NGHIÊN CỨU CHÂU NAM CỰC

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

- Châu Nam Cực gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi vòng cực nam.

- Châu Nam Cực nằm cách xa các châu lục khác, bao bọc bởi các biển và đại dương. Chia thành 2 bộ phận:

+ Phía đông có diện tích rộng hơn phía tây

+ Phần phía tây có một bộ phận kéo dài tạo thành bán đảo Nam Cực và một số đảo, quần đảo.

2. LỊCH SỬ KHÁM PHÁ VÀ NGHIÊN CỨU CHÂU NAM CỰC

- Là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. 

- Phát hiện ra châu Nam Cực là 2 nhà hàng hải người Nga. Đầu thế kỉ XX, các nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành 1 cách toàn diện.

- Những hoạt động của châu Nam Cực ngày càng gia tăng đe dọa đến môi trường.

- Ngày 1/12/1959, Hiệp ước Nam Cực đã được 12 quốc gia kí kết thừa nhận châu Nam Cực được sử dụng cho mục đích hòa bình, không công nhận phân chia lãnh thổ, tài nguyên. Đến năm 2020, đã có 54 quốc gia thành viên.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức địa lí 7 CTST bài 22 Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực, kiến thức trọng tâm địa lí 7 chân trời sáng tạo bài 22 Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực, Ôn tập địa lí 7 chân trời bài 22 Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Bình luận

Giải bài tập những môn khác