Tóm tắt kiến thức địa lí 6 chân trời bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 6 chân trời sáng tạo bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

1. LỚP ĐẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA ĐẤT VÀ TẦNG ĐẤT

a. Lớp đất

- Lớp đất là lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

- Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng giúp cho thực vật sinh trưởng và phát triển. Mỗi loại đất khác nhau được đặc trưng bởi độ phì tương ứng. Độ phì cao thì đất tốt, thực vật phát triển nhanh chóng, thuận lợi và ngược lại.

- Độ phì cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện, nhưng vai trò của con người trong việc canh tác là quan trọng nhất. Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì của đất.

b. Các thành phần chính của đất 

- Các thành phần chính của đất: chất vô cơ, chất hữu cơ, nước, không khí. 

- Thành phần chất vô cơ chiếm tỉ lệ nhiều nhất, bao gồm các hạt cát, hạt sét.

- Thành phần chất hữu cơ là quan trọng nhất, bao gồm xác động vật, thực vật được phân hủy.

c. Tầng đất

- Có 4 tầng đất chính: Tầng hữu cơ, tầng đất mặt, tầng tích tụ, tầng đất mẹ. 

- Kết quả Phiếu học tập số 1: 

1-d, 2-c, 3-a, 4-b.

2. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT

Nhân tố

Vai trò, tác động vào quá trình hình thành đất

Đá mẹ

Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất

Sinh vật

Đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất; góp phần tích tụ, phân huỷ và biến đổi chất hữu cơ. Thực vật tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật cung cấp nguồn chất hữu cơ cho đất. Động vật (giun, dế, kiến,...) làm đất tơi xốp hơn.

Khí hậu

Tham gia vào quá trình hình thành đất được biểu hiện qua lượng mưa và nhiệt độ. Lượng mưa quyết định mức độ rửa trôi; nhiệt độ thúc đẩy quá trình hoà tan và tích tụ chất hữu cơ.

Nhân tố khác

Nơi có địa hình cao đất thường bị rửa trôi, bào mòn; ở đồng bằng tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. Thời gian hình thành đất và hoạt động sản xuất của con người có tác động rất mạnh đối với quá trình hình thành đất.

- Những ảnh hưởng của con người đến đất theo hướng tích cực và tiêu cực:

+ Hướng tích cực: Khai thác, chăm bón, cày cấy đào xới cho đất tơi xốp. 

+ Hướng tiêu cực: Lạm dụng nguồn tài nguyên đất và tác động xấu đến đất như sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Chặt phá rừng làm mất đi lớp phủ thực vật cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, làm rửa trôi, xói mòn đất.,...

3. MỘT SỐ NHÓM ĐẤT ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI

- Một số nhóm đất điển hình trên thế giới: đất Pốt-dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất khác. 

- Các nhóm đất điển hình ở:

+ Lục địa Á-Âu: đất pốt-dôn (Châu Âu), đất vàng (Châu Á).

+ Lục địa Phi: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo