Soạn giáo án Quốc phòng an ninh 11 cánh diều Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Quốc phòng an ninh 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3. PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số loại hình tội phạm và tệ nạn xã hội; hình thức, cách thức hoạt động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, đặc biệt là tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế;
- Nêu được quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
- Tích cực, chủ động thực hiện trách nhiệm của công dân trong thực hiện quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
- Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống không để các đối tượng phạm tội móc nối, lôi kéo bản thân và gia đình vi phạm pháp luật.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện và đánh giá được những hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hình thức, cách thức hoạt động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống không để các đối tượng lôi kéo bản thân và gia đình vi phạm pháp luật.
- Phẩm chất:
- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt.
- Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án;
- Phiếu học tập, Giấy A0, bút dạ.
- Một số hình ảnh minh họa cho bài học, tư liệu (phim ngắn) trên mạng thông tin chính thống của cơ quan nhà nước hoặc kết hợp với công an địa phương lấy tư liệu giảng dạy.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
- Đối với học sinh
- SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
- Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, tạo sự kết nối và giới thiệu nội dung chính của bài học về phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.19.
- GV dẫn dắt vào bài học.
- Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.19:
Bạn A nói: “Tệ nạn xã hội là những thói hư, tật xấu như nghiện rượu, thuốc lá, trò chơi điện tử,... nên người mắc tệ nạn xã hội không bị phạt tù”.
Em đồng ý với bạn A không? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 nhóm trả lời câu hỏi:
Không đồng ý với ý kiến của bạn A. Vì:
+ Tệ nạn xã hội được hiểu là những hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội.
+ Hiện nay, trong xã hội tồn tại nhiều loại tệ nạn, ví dụ như: ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan, mại dâm,… Tùy theo mức độ và trường hợp vi phạm sẽ có những hình thức xử phạt khác nhau, như: xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 3. Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Một số vấn đề chung về tội phạm
- Mục tiêu: HS nêu được khái niệm tội phạm, một số loại tội phạm và cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.19-20, trả lời câu hỏi và tóm tắt nội dung.
- GV rút ra kết luận về khái niệm tội phạm, một số loại tội phạm và cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm tội phạm, một số loại tội phạm và cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.19-20 và tóm tắt nội dung. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi trong hợp chức năng Khám phá: 1. Tội phạm là gì? Em hãy nêu một số loại tội phạm 2. Cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin SHS tr.19-20, trả lời câu hỏi. - HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi. - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.
| 1. Một số vấn đề chung về tội phạm * Khái niệm tội phạm - Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự. * Một số loại hình tội phạm - Giết người, cố ý gây thương tích - Cướp tài sản, trộm cắp tài sản - Mua bán trái phép chất ma túy - Tổ chức đua xe trái phép, đánh bạc, tổ chức đánh bạc,... * Cách thức hoạt động phổ biến của các loại tội phạm - Cấu kết thành các băng nhóm, tổ chức để hoạt động. - Sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện trong hoạt động phạm tội. - Hoạt động mang tính lưu động trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, xuyên quốc gia và có tính chất quốc tế. - Sử dụng công nghệ cao trong quá trình hoạt động phạm tội. |
Hoạt động 2: Luyện tập một số vấn đề chung về tội phạm
- Mục tiêu: HS củng cố, rèn luyện cho HS kiến thức, kĩ năng được khám phá ở mục I.
- Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập Câu 3.1 và Câu 3.2 trong SBT tr.21.
- Sản phẩm học tập: Kết quả HS làm bài tập Câu 3.1, Câu 3.2.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm bài tập Câu 3.1 và Câu 3.2 trong SBT tr.21.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm đôi, hoàn thành bài tập Câu 3.1 và Câu 3.2 trong SBT tr.21.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1-2 nhóm HS trình bày câu trả lời.
- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và kết luận.
- GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3: Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
- Mục tiêu: HS hiểu, nhận thức được một số hình thức, cách thức hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao và quy định của pháp luật về xử lí tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SHS tr.20-21, tóm tắt nội dung và thực hiện nhiệm vụ.
- GV rút ra kết luận về một số hình thức, cách thức hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số hình thức, cách thức hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay bằng lược đồ tư duy.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.20-21 và tóm tắt nội dung. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành lược đồ từ duy về phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (CNC): + Chủ đề trung tâm: Phòng, chống tội phạm sử dụng CNC + Ba nhánh chính: Khái niệm tội phạm sử dụng CNC; Cách thức hoạt động phổ biến; Hành vi phạm tội. + Các nhánh phụ mối với từng nhánh chính. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SHS tr.20-21, hoàn thành nhiệm vụ. - HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ kết quả thảo luận nhóm và nộp Lược đồ tư duy. - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo. | 3. Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Lược đồ tư duy đính kèm phía dưới Hoạt động).
|
LƯỢC ĐỒ TƯ DUY VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO (CNC)
Hoạt động 4: Luyện tập phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
- Mục tiêu: HS củng cố, rèn luyện cho HS kiến thức, kĩ năng được khám phá ở mục II.
- Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập Luyện tập 1, 2 trong SHS tr.21 và một số bài tập trong SBT.
- Sản phẩm học tập: Nội dung trả lời của HS theo yêu cầu bài tập Luyện tập 1, 2 trong SHS tr.21 và kết quả bài tập trong SBT.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc trường hợp phần Luyện tập 1, 2 trong SHS tr.21 và thực hiện nhiệm vụ:
- Theo em, nếu bạn A thực hiện hành vi này thì có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- Em hãy nhận xét, góp ý cho từng bạn trong các tình huống sau:
- a) Bạn H học giỏi môn Tin học. H có ý định bí mật xâm nhập vào một lớp học trực tuyến để trêu đùa mọi người.
- b) Bạn Q vào mạng thấy quảng cáo đánh tú lơ khơ trực tuyến bằng cách nạp tiền vào tài khoản để tham gia trò chơi. Q định nạp một ít tiền đề chơi thử.
- c) Minh mượn điện thoại của Kiên đăng nhập vào email nhưng quên không đăng xuất trước khi trả điện thoại cho Kiên. Kiên mở điện thoại thấy tài khoản email của Minh nhưng không báo cho Minh biết. Kiên nghĩ: “Mình sẽ sử dụng email này để tìm hiểu thông tin của Minh rồi chia sẻ cho các bạn”.
- GV yêu cầu HS làm bài tập Câu 3.3 và Câu 3.4 trong SBT tr.21-22.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc trường hợp SHS tr.21 và thực hiện nhiệm vụ.
- HS tiếp tục hoàn thành bài tập Câu 3.3 và Câu 3.4 trong SBT tr.21-22.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1-2 nhóm HS trình bày câu trả lời:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Quốc phòng an ninh 11 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều