Soạn giáo án Mĩ thuật 8 (bản 2) chân trời sáng tạo Bài 10: Tạo dáng và trang trí hiện vật

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 8 (bản 2) Bài 10: Tạo dáng và trang trí hiện vật sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ HIỆN VẬT

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được vẻ đẹp của hiện vật trong di sản văn hóa phi vật thể.
  • Khai thác được kiểu dáng, yếu tố trang trí trên hiện vật trong thực hành sáng tạo sản phẩm.
  • Biết khai thác, sưu tầm các tư liệu di sản văn hóa phi vật thể để ứng dụng vào cuộc sống.
  • Giới thiệu và quảng bá được di sản văn hóa phi vật thể đến bạn bè và người thân.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày chia sẻ nhận xét sản phẩm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT.

Năng lực riêng:

  • Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Biết được vẻ đẹp của hiện vật trong di sản văn hóa phi vật thể.
  • Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: Khai thác được kiểu dáng, yếu tố trang trí trên hiện vật trong thực hành sáng tạo sản phẩm. Biết khai thác, sưu tầm các tư liệu di sản văn hóa phi vật thể để ứng dụng vào cuộc sống.
  • Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Giới thiệu và quảng bá được di sản văn hóa phi vật thể đến bạn bè và người thân
  1. Phẩm chất
  • - Biết yêu mến và giữ gìn những giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
  • - Tích cực, chủ động khám phá, tìm hiểu thông tin về lịch sử của di tích.
  1. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Phương pháp dạy học
  • - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
  • - Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
  1. Thiết bị dạy học và học liệu:
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 8 – bản 2.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số ảnh chụp về di sản văn hóa phi vật thể.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Mĩ thuật 8 bản 2.
  • Đồ dùng học tập, giấy vẽ, bìa cứng, kéo, hồ, màu vẽ, bút vẽ,...
  • Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi nối thông tin phù hợp.
  4. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi tích cực.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:

Em hãy nối các hiện vật tương ứng với thể loại di sản văn hóa:

Cột A

Cột B

1. Đàn t’rưng

a. Đờn ca tài tử

2. Nón quai thao

b. Múa xòe dân tộc Thái

3. Đàn tính

c. Cải lương

4. Quạt lụa

d. Biểu diễn lễ hội truyền thống dân tộc Ê đê

5. Đàn tì bà

e. Hát then

6. Đàn tứ

g. Hát quan họ

- Giới hạn thời gian cho hoạt động là 2 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết để thảo luận và tham gia trò chơi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

1 - d; 2 - g; 3 -e ; 4 - b; 5 - a; 6 - c.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi thể loại di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với một hoặc nhiều hiện vật, thể hiện đặc điểm, chất khác biệt của di sản văn hóa đó trong kho tàng nghệ thuật Việt Nam. Vậy làm thế nào để mô phỏng sáng tạo hiện vật? Để trả lời câu hỏi, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 10: Tạo dáng và trang trí hiện vật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Quan sát và nhận thức

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được vẻ đẹp của hiện vật trong di sản văn hóa phi vật thể.
  2. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hình ảnh hiện vật thuộc di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trong SHS tr.44-45.

- GV hướng dẫn HS quan sát và thảo luận dựa vào nội dung gợi ý trong SHS tr.44-45.

  1. Sản phẩm học tập: HS hình thành ý tưởng tạo dáng và trang trí hiện vật.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh – SHS tr.44, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ:

+ Hình ảnh của hiện vật thuộc thể loại di sản văn hóa nào.

+ Kể tên và mô tả một số hiện vật trong di sản văn hóa phi vật thể mà em biết.

- GV giữ nguyên nhóm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh – SHS tr.45 và tiếp tục đặt thêm câu hỏi:

Thảo luận về:

+ Công năng của sản phẩm.

+ Tạo dáng, màu sắc và chất liệu của sản phẩm.

+ Nêu ý tưởng trang trí hiện vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát Hình – SHS tr.44, 45, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời:

* Nhận xét hình ảnh SHS tr.44:

+ Hình ảnh của hiện vật thuộc thể loại di sản văn hóa: Phi vật thể, là những điệu hóa đặc trưng của mỗi vùng miền khác nhau.

+ Một số hiện vật trong di sản văn hóa phi vật thể mà em biết:

●       Phi vật thể: Nhã nhạc cung đình huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh,...

●       Vật thể: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ.

* Nhận xét hình ảnh - SHS tr.45:

+ Công năng của sản phẩm:

●       Hình 1 và 2: Để đàn, tạo âm thanh cho ca hát

●       Hình 3: Nón quai thao để biểu diễn cho các buổi múa.

+ Ý tưởng trang trí hiện vật: Vẽ thêm họa tiết hoa văn trang trí cho sản phẩm

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Quan sát và nhận thức

Mỗi hiện vật thuộc thể loại di sản văn hóa phi vật thể đều mang giá trị thẩm mĩ và công năng riêng. Để áp dụng trong thực hành mô phỏng sáng tạo hiện vật, ta cần chú ý đến đặc điểm tạo dáng, màu sắc, yếu tố trang trí và công năng sử dụng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Luyện tập và sáng tạo

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại được cập nhật liên tục đến 30/01 sẽ có đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác