Soạn giáo án mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1 Bài 2: Logo Dạng Chữ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 7 Bài 2: Logo Dạng Chữ sách chân trời sáng tạo bản 1 . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 2: LOGO DẠNG CHỮ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
● Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
- Năng lực mĩ thuật:
● Nêu được cách thức sáng tạo logo dạng chữ
● Vẽ được logo tên lớp
● Phân tích được sự phù hợp giữa nội dung và hình thức, tính biểu tượng của logo trong sản phẩm
● Chia sẻ được cảm nhận về sự hấp dẫn của chữ trong thiết kế logo
2. Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng logo dạng chữ vào trong đời sống
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Sản phẩm minh họa, hình ảnh một số logo tiêu biểu
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
a. Mục tiêu: Tạo cho HS cơ hội quan sát hình ảnh một số logo dạng chữ để nhận biết đặc điểm về màu sắc, hình dáng chữ và vai trò của chữ trong logo
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh 1,2,3,4 SGK tr.10, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS quan sát tranh và chỉ ra được đặc điểm về màu sắc, hình dáng chữ và vai trò của chữ trong logo
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS xem ảnh một số logo dạng chữ 1,2,3,4 trong SGK.tr13 và trả lời câu hỏi
+ Hình dáng của chữ trong logo được thể hiện như thế nào
+ Số lượng chữ thể hiện trong logo thường nhiều hay ít? Vì sao?
+ Màu sắc của chữ trong logo như thế nào?
+ Chữ có vai trò như thế nào đối với logo?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Chữ sử dụng trong logo được cách điệu đơn giản, dễ đọc. Kiểu chữ, hình, màu phù hợp với nội dung cần truyền đạt.
+ Số lượng chữ thể hiện trong logo thường ít, vì cho dễ nhớ
+ Màu sắc của chữ trong logo thường ít màu, gam màu nóng và gam màu lạnh đan xen nhau
+ Vai trò của chữ trong logo: giúp người xem nhận diện được thương hiệu hoặc đối tượng cần thể hiện.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- GV dẫn dắt HS vào bài học:Như vậy trong phần trả lời câu hỏi vừa rồi, các em đã phần nào biết được một số hình thức logo dạng chữ. Vậy chúng ta cần thiết kế logo như thế nào? Và những hình thức khác của logo là gì?, chúng ta hãy cùng đến với tiết học ngày hôm nay Bài 2: Logo dạng chữ
B. HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết cách thiết kế logo tên lớp
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát Hình 1, 2, 3,4 SGK tr.11, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS quan sát tranh Hình 1, 2, 3,4 SGK tr.11 và chỉ ra được cách vẽ mô phỏng theo tranh dân gian Hàng Trống
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, 2, 3,4 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: + Các bước thiết kế logo tên lớp được thực hiện như thế nào? + Có thể trang trí thêm tạo điểm nhấn cho logo tên lớp bằng những chi tiết nào? - GV kết luận: Biểu trưng hoặc logo thương hiệu có thể được tạo ra từ chữ cách điệu với nét đặc trưng riêng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát Hình 1, 2, 3, 4 SGK tr.11, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS chỉ ra được cách thiết kế logo tên lớp - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Cách thiết kế logo tên lớp - Các bước thiết kế logo tên lớp là ● Bước 1: Xác định nội dung và hình thức chữ sẽ cách điệu ● Bước 2: Phác thảo chữ cách điệu bằng nét ● Bước 3: Vẽ chi tiết chữ cách điệu và trang trí thêm tạo ấn tượng ● Bước 4: Vẽ màu hoàn thiện. - Có thể trang trí thêm tạo điểm nhấn cho logo tên lớp bằng cách phối nhiều màu sắc khác nhau |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác