Soạn giáo án mĩ thuật 6 kết nối tri thức Bài 16: mĩ thuật việt nam thời kì cổ đại
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 6 Bài 16: mĩ thuật việt nam thời kì cổ đại sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 16: MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI
(Thời lượng: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Giá trị mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại;
- Các bước thực hiện SPMT có sử dụng hình ảnh hoa tiết của di vật thời kì cổ đại ở
Việt Nam;
- Hiểu cách tạo dáng và trang trí hộp bút có sử dụng hình ảnh từ di sản mi thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Biết quan sát, khai thác giá trị tạo hình của di sản mĩ thuật Việt Nam ở thời kì cổ đại trong mô phỏng, trang trí một SPMT;
+ Biết đặt câu hỏi và xác định được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của bạn;
+ Biết tạo dáng và trang trí hộp bút có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật Việt Nam
thời kì cổ đại.
3. Phẩm chất
- Có ý thức về việc sử dụng vật liệu tái sử dụng trong thực hành SPMT liên quan đến chủ để.
- Thêm yêu thích môn học bởi sự đa dạng, phong phú và lịch sử lâu đời của loại hình
mi thuật ở Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Một số hình ảnh, video liên quan đến chủ để trình chiếu trên PowerPoint để HS
quan sát như: tượng, trống đồng....
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh như: tượng, trống đồng.... và giới thiệu.
- HS quan sát và hình thành kiến thức ban đầu.
- GV đặt vấn đề: Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 16: Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1 : QUAN SÁT
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
b. Nội dung:
- HS tìm hiểu thông tin, hình ảnh từ tranh, ảnh, video; nhận biết một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
c. Sản phẩm học tập:
HS phân biệt và nhận ra được vẻ đẹp của một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 65, quan sát ảnh minh hoa và trả lời: + Những di vật mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại được minh hoạ trong SGK bao gồm những đồ vật nào? + Hãy mô tả tạo hình và trang trí trên những di vật này. - Gv đặt câu hỏi: + Những di vật nào tiêu biểu cho mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại? + Cảm nhận về tạo hình trên những di vật này so với một số di vật của mĩ thuật thời kì cổ đại ở một số nơi trên thế giới mà em đã biết? + Hãy chủa sẻ với các bạn những hiểu biết của em về di vật mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại mà em thích nhất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 1. Quan sát + Tạo hình của thời kì này đã phát triển hơn trước, nhiều tượng người trong các tư thế, dáng sinh động. Các tượng này thường gắn với dụng cụ sinh hoạt, là một phần của dụng cụ hoặc mang tính trang trí, làm đẹp thêm cho dụng cụ thường ngày. + Người Việt Nam thời kì cổ đại đã sáng tạo được hệ thống hoa văn phong phú, đường nét đơn giản mang tính cách điệu cao, phản ánh đối tượng một cách chính xác, sinh động. + Mi thuật thời kì này được thể hiện trên nhiều chất liệu như đồng, đá,... + Một trong những di vật đã được công nhận là báu vật quốc gia là trống đồng Đông Sơn. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Thông tin:
- Giáo án có đủ các bài trong chương trình, đủ kì I + kì II
- Giáo án được gửi ngay và luôn sau khi chuyển phí
Phí giáo án:
- 250k/học kì
- 300k/cả năm
Cách tải giáo án:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức