Soạn giáo án mĩ thuật 6 cánh điều Chủ đề 6: Bài 16: tạo hình đồ chơi bằng vật liệu tái chế (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 6 Chủ đề 6 Bài 16: tạo hình đồ chơi bằng vật liệu tái chế (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 16: TẠO HÌNH ĐỒ CHƠI BẰNG VẬT LIỆU TÁI CHẾ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm của nhân vật và trình bày được cách tạo hình nhân vật đó.
- Lựa chọn và sử dụng được các nguyên vật liệu phù hợp, sau đó trang trí sản phẩm theo ý thích.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.
- Có ý thức tiết kiệm, tái chế các nguyên vật liệu góp phần bảo vệ môi trường.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động sưu tầm, vật liệu để thực hành; tự lựa chọn cách để thực hành, sáng tạo sản phẩm theo ý thích.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn vật liệu tái chế, hoạ phẩm, công cụ để thực hành tạo nên sản phẩm.
+ Năng lực ngôn ngữ: Khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,... sản phẩm
- Năng lực mĩ thuật:
+ Nêu được đặc điểm (hình dáng, màu sắc, chất liệu,..) của một số nhân vật đồ chơi.
+ Trình bày được ý tưởng về cách tạo hình nhân vật, lựa chọn và sử dụng được các nguyên vật liệu phù hợp để sáng tạo được sản phẩm đồ chơi bằng vật liệu tái chế.
+ Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
3. Phẩm chất
- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu phục vụ học tập; biết sưu tầm một số đồ vật đã qua sử dụng có ở xung quanh để làm vật liệu và tái chế thành sản phẩm mĩ thuật.
- Có ý thức tiết kiệm, tái chế các nguyên vật liệu góp phần bảo vệ môi trường.
- Biết cảm nhận, trân trọng và bảo quản sản phẩm của mình, của bạn hay do người khác tạo ra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK Mĩ thuật 6; kế hoạch DH; tranh, ảnh, sản phẩm búp bê làm nhiều vật liệu khác nhau; một số vật liệu tái chế: chai, lọ, hộp,…
2. Đối với học sinh
- SGK, vở thực hành
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV : bút vẽ màu, giấy màu, kéo, hồ dán, băng dính, chai, lọ, hộp, bàn chải, lõi giấy, quả bóng bàn, quả cầu lông,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số lớp
- Giới thiệu những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi Tìm ý tưởng bằng cách chia lớp thành bốn đội, đưa ra một số vật liệu tái chế để HS quan sát, tìm ý tưởng tái chế thành các sản phẩm vận dụng trong cuộc sống. Trong một phút đội nào đưa được nhiều ý tưởng hơn sẽ thắng cuộc.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tham gia trò chơi.
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều các loại vật liệu đã qua sử dụng, để bảo vệ môi trường con người có thể sử dụng các vật liệu đó để làm các vật dụng như túi, đồ chơi, thời trang cho vật nuôi,…. Để biết các tạo hình đồ chơi bằng các vật liệu tái chế, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 16 : Tạo hình đồ chơi bằng vật liệu tái chế.
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Khám phá)
a. Mục tiêu: nêu được đặc điểm của nhận vật và trình bày được cách tạo hình nhân vật đó.
b. Nội dung:
GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và một số đồ chơi GV, HS đã sưu tầm. Yêu cầu thảo luận về:
+ Đồ chơi được làm từ những nguyên vật liệu nào?
+ Mô tả khái quát hình dáng và chi tiết các bộ phận của sản phẩm.
+ Chi tiết trang trí trên các sản phẩm được thể hiện như thế nào?
+ Em thích chi tiết sáng tạo nào ở sản phẩm?
c. Sản phẩm học tập: trình bày nội dung tìm hiểu của HS theo câu hỏi gợi ý, ý kiến thảo luận của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và một số đồ chơi GV, HS đã sưu tầm. Yêu cầu thảo luận về: + Đồ chơi được làm từ những nguyên vật liệu nào? + Mô tả khái quát hình dáng và chi tiết các bộ phận của sản phẩm. + Chi tiết trang trí trên các sản phẩm được thể hiện như thế nào? + Em thích chi tiết sáng tạo nào ở sản phẩm?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu, ghi chép phần tìm hiểu theo các câu hỏi gợi ý. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trình bày nội dung đã tìm hiểu. Các HS khác nhận xét, lắng nghe, nhận xét, bổ sung. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + GV bổ sung thêm | 1. Khám phá - Đồ chơi có thể được tạo thành từ rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau, những đồ vật đã qua sử dụng có thể được tái chế để tạo thành sản phẩm đồ chơi đẹp, độc đáo. - Các đồ chơi thường mô tả theo một nhân vật trong phim, truyện hoặc dựa theo trí tưởng tượng, sở thích của mỗi người. - Đồ chơi ngoài các bộ phận chính là đầu, thân, tay chân còn được trang trí thêm các chi tiết: trang phục, phụ kiện để sản phẩm thêm đẹp và hấp dẫn. - Đồ chơi tạo hình nhân vật không chỉ dành riêng cho trẻ em. Chúng được sáng tạo bằng nhiều ý tưởng, nhiều chất liệu đa dạng. - Sử dụng tiết kiệm, tái sử dụng các nguyên vật liệu là việc làm cần thiết để góp phần bảo vệ môi trường. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 6 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức