Soạn giáo án mĩ thuật 6 cánh điều Chủ đề 4: Bài 12: tạo hình và trang trí chữ (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 6 Chủ đề 4:Bài 12: tạo hình và trang trí chữ (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 12: TẠO HÌNH VÀ TRANG TRÍ CHỮ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Bước đầu hiểu lịch sử chữ tượng hình.
- Làm quen với những kiều chữ trang trí.
- Biết cách lựa chọn, sáng tạo để gửi thông điệp qua hình dáng kiều chữ.
- Tạo được chữ mang tính trang trí.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS sáng tạo được các kiểu chữ mới, biết kĩ năng kẻ chữ để phục vụ cho các môn học khác.
+ Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,... sản phẩm.
- Năng lực mĩ thuật:
+ Bước đầu tìm hiểu chữ tượng hình, làm quen với những kiểu chữ trang trí.
+ Biết cách lựa chọn, sáng tạo để gửi thông điệp qua hình dáng kiểu chữ, tạo được chữ mang tính trang trí.
+ Giới thiệu, nhận xét và đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn.
3. Phẩm chất
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng giấy, bút, màu vẽ cho thực hành; không tự tiện lấy đồ dùng học tập của bạn.
- Thẳng thắn đóng góp ý kiến và xây dựng bài; tích cực tham gia hoạt động học tập, sáng tạo sản phẩm.
- Giữ gìn và bảo vệ sản phẩm mĩ thuật của mình làm ra, luôn tôn trọng sự sáng tạo của bạn và người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK Mĩ thuật 6, kế hoạch dạy học, giấy trắng, bút chì, màu, các loại chữ trang trí đa dạng ở bài báo, tạp chí, biển quảng cáo, báo tường, hinh anh minh hoa nội dung bài học, màu vẻ, máy tính, máy chiếu
2. Đối với học sinh
- SGK, vở thực hành
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số lớp
- Giới thiệu những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giới thiệu cho HS xem một số kiểu chữ trên tạp chí, biển quảng cáo,…
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- GV đặt vấn đề: Chữ trang trí được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về chữ trang trí, từ đó sáng tạo được các kiểu chữ trang trí đẹp, truyền tải được thông điệp cho sản phẩm. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn tạo hình và trang trí chữ, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 12 : Tạo hình và trang trí chữ.
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Khám phá)
a. Mục tiêu: HS biết được chữ tượng hình và làm quen với chữ trang trí
b. Nội dung: Quan sát, tìm hiểu về sự xuất hiện của chữ tượng hình GV tổ chức HS quan sát hình ảnh SGK, yêu cầu HS thảo luận theo cặp các câu hỏi trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: trình bày nội dung tìm hiểu của HS theo câu hỏi gợi ý, ý kiến thảo luận của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Quan sát, tìm hiểu về sự xuất hiện của chữ tượng hình GV tổ chức HS quan sát hình ảnh SGK, yêu cầu HS thảo luận theo cặp các câu hỏi trong SGK. + Em đã nhìn thấy những kiểu chữ này chưa? + Đây là chữ viết của quốc gia nào? + Chia sẻ về kiểu chữ tượng hình mà em biết. + Lịch sử chữ quốc ngữ của Việt Nam. - GV sử dụng hình minh hoạ trong SGK và yêu cầu HS quan sát và trả lời các nội dung: + Trình bày suy nghĩ của em về cách tạo hình và ý nghĩa thông điệp của chữ. + Theo em đâu là những yếu tố nổi bật thể hiện tính sáng tạo của các kiểu chữ + Em thích kiểu chữ nào? Em hãy chia sẻ ý tưởng của mình về kiểu chỉ (nếu muốn). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu, ghi chép phần tìm hiểu theo các câu hỏi gợi ý. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trình bày nội dung đã tìm hiểu. Các HS khác nhận xét, lắng nghe, nhận xét, bổ sung. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + GV bổ sung thêm | 1. Khám phá - Khi chưa có chữ viết, con người truyền thông điệp cho nhau bằng hình ảnh. Sau đó, dựa trên hình ảnh có thật, chữ tượng hình ra đời. - Chữ tượng hình là chữ được tạo ra dựa trên hình thật được đơn giản và mô hình hoá. - Tạo hình chữ có nhiều kiểu. Mỗi kiểu chữ đều có đặc điểm riêng biệt, ý nghĩ khác nhau để thể hiện nội dung cần diễn đạt như: kiểu chữ kết hợp hoạ tiết hoa, kiểu chữ sử dụng hoạ tiết động vật để tạo hình, kiểu chữ sử dụng đường cong, chữ sử dụng đường thẳng. - Ngày nay rất phổ biến việc dùng hình ảnh thay cho chữ viết như các kí hiệu biển báo giao thông, cảnh báo nguy hiểm,... - Có rất nhiều kiểu chữ khác nhau được các nhà thiết kế đồ hoạ tạo ra bằng phần mềm máy tính.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 6 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức