Soạn giáo án Mĩ thuật 4 kết nối tri thức Chủ đề 2: Một số dạng không gian trong tranh dân gian Việt Nam
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 4 chủ đề 2: Một số dạng không gian trong tranh dân gian Việt Nam sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2: MỘT SỐ DẠNG KHÔNG GIANTRONG TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM(4 tiết)- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
(4 tiết)- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Tìm hiểu các hình thức thể hiện không gian trong trnh dân gian Việt Nam để thực hành, sáng tạo SPMT
- Nhận biết được các dòng tranh dân gian Việt Nam (hình thức sắp xếp nhân vật, màu sắc, tỉ lệ,...)
- Biết chủ động trong lựa chọn chất liệu yêu thích và vận dụng tốt các yếu tố tạo hình đã học để thực hành sáng tạo.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
- Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
- Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Năng lực riêng:
- Biết khai thác ý tưởng để tạo không gian trong tranh dân gian thông qua những trải nghiệm và quan sát thực tế
- Biết sử dụng linh hoạt các yếu tố tạo hình đã học để tạo SPMT, thể hiện được một SPMT theo một dạng không gian yêu thích trong tranh dân gian.
- Biết sử dụng các vật liệu sẵn có để thiết kế đồ dùng học tập.
- Phẩm chất
- Có ý thức trân trọng và nhận biệt được vẻ đẹp của di sản mĩ thuật như tranh dân gian Việt Nam
- Yêu thích, vận dụng các yếu tố mĩ thuật để thực hành sáng tạo SPMT.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Một số hình ảnh, clip giới thiệu vẽ các tranh dân gian Việt Nam; hoặc trình chiếu Powerpoint về các dòng tranh dân gian cho HS quan sát.
- Hình ảnh SPMT thể hiện không gian trong thiết kế đồ dùng học tập từ vật liệu sẵn có hoặc nhiều chất liệu, hình thức khác nhau làm minh họa trực quan cho HS quan sát.
- Đối với học sinh
- SGK Mĩ thuật 4.
- Vở bài tập Mĩ thuật 4.
- Đồ dùng học tập: bút chì, bút lông, màu sáp, đất nặn, keo dán, giấy màu, màu goát (hoặc chất liệu tương đương), vật liệu tái sử dụng/ sẵn có,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về tranh dân gian Việt Nam - GV đặt câu hỏi: + Em từng nhìn thấy những bức tranh dân gian ở đâu? + Em có cảm nhận gì sau khi quan sát những bức tranh đó - Gv mời đại diện 1 – 2 HS trả lời, các hs khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Tranh dân gian thường được thấy ở trong nhà vào dịp lễ Tết. + Tranh dân gian thường có nội dung gần gũi, tạo cảm nhận chân thật với đời sống xã hội.
- GV dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Tranh dân gian Việt Nam có vị trí quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam do tính lâu đời và phổ biến của nó. Mỗi dòng tranh dân gian nước ta đều phản ánh chân thực tâm hồn, cuộc sống người dân, tư tưởng triết học trong tranh dân gian là mạch nguồn văn hóa dân tộc định hình tư duy sáng tạo của những nghệ nhân dân gian trong suốt quá trình lao động, sáng tạo. Để tìm hiểu về một số dạng không gian trong tranh dân gian Việt Nam, chúng ta cùng đến với bài học hôm nay – Chủ đề 2: Một số dạng không gian trong tranh dân gian Việt Nam B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, - HS nhận biết được 3 dạng không gian thể hiện trong tranh dân gian Việt Nam. - HS nhận biết và liên tưởng được sự bố trí, sắp xếp các nhân vật và các yếu tố chính – phụ, gần – xa qua quan sát các tranh dân gian. - HS nhận biết cách thức tạo hình trong SPMT để mô phỏng lại dạng không gian trong tranh dân gian Việt Nam. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hình ảnh tranh dân gian Việt Nam có dạng không gian nhiều lớp - GV trình chiếu hình ảnh tranh dân gian Ngô Quyền, Tam Phủ để HS quan sát: Tam phủ, tranh dân gian Hàng Trống (Hà Nội) - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Em liên tưởng đến không gian ở đâu khi quan sát các tranh dân gian trên? + Cách tạo hình gợi cho em liên tưởng đến nhân vật nào là chính? Nhân vật nào là phụ? Nhân vật nào ở gần? Nhân vật nào ở xa? - GV mời 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Những hình ảnh trong hai bức tranh làm liên tưởng đến không gian ngày xưa khi đất nước còn có triều đình, kháng chiến chống ngoại xâm. + Cách tạo hình gọi liên tưởng đến nhân vật vua chúa, tướng quân chỉ huy là chính. Nhân vật người hầu là phụ. Trong tranh 3 nhân vật trong tranh Tam phủ ở phía sau có tạo hình to hơn phía trước. - GV chốt kiến thức: + Không gian nhiều lớp tranh tranh dân gian thường thể hiện nhiều nhóm nhân vật trên một mặt phẳng. + Ở dạng không gian này, nhân vật có hình thể to – nhỏ thể hiện vị trí, vai trò quan trọng của đối tượng cần thể hiện trong tranh. - GV trình hình ảnh khác và phân tích cho HS: Tranh Đông Hồ “Lợn đàn” + Bức tranh thể hiện đàn lợn con đang quây quần bên Lợn mẹ, mỗi con mỗi dáng vẻ. Ý nghĩa của bức tranh chứa đựng ước muốn của người nông dân về tăng gia sản xuất, về cuộc sống sung túc, đông vui hòa thuận, hạnh phúc, con cháu đầy đàn. + Bức tranh được thể hiện dưới dạng không gian nhiều lớp. Trong bức tranh, lợn mẹ ở phía sau có tạo hình to hơn các lợn con ở phía trước. Nhiệm vụ 2: Hình ảnh tranh dân gian Việt Nam có dạng không gian ước lệ - GV trình chiếu cho HS quan sát 2 bức tranh Lợn độc và Cá chép trong SGK, trang 12. Lợn độc, tranh dân gian Kim Hoàng Cá chép trông trăng, tranh dân gian Hàng Trống - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 và trả lời các câu hỏi: + Các bức tranh dân gian trên thể hiện những nội dung gì? + Hình ảnh phụ trong từng bức tranh là hình ảnh nòa? Giúp em tưởng tượng đến các con vật đang ở đâu? - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận: + Các bức tranh dân gian không có hình ảnh ngăn cách trời đất, trên dưới một cách rõ ràng trên nền giấy, Người xem căn cứ vào hình ảnh xung quanh, có tính gợi mở trong tranh để liên tưởng về dạng không gian này. + Hình ảnh phụ trong bức tranh là cây cối và mặt trăng. Con lợn đang ở ngoài vườn và Chú cá đang bơi lội dưới ánh trăng sáng. - GV chốt kiến thức: + Dạng không gian ước lệ trong tranh dân gian không có hình ảnh ngăn cách trời – đất, trên – dưới một cách rõ ràng trên nền giấy. + Căn cứ vào hình ảnh xung quanh, người xem liên tưởng, tưởng tượng về dạng không gian này. Nhiệm vụ 3: Hình ảnh tranh dân gian Việt Nam có dạng không gian đồng hiện - GV trình chiếu cho HS quan sát 2 bức tranh dân gian Canh nông, Đấu vật trong SGK trang 13 và 14 Canh nống chi đồ (tranh làm nghề nông), tranh dân gian Hàng Trống. Đấu vật, tranh dân gian Đông Hồ - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Mỗi bức tranh thể hiện nội dung gì? + Cách sắp xếp các nhân vật trong tranh khiến em liên tưởng đến những không gian ở đâu? - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận: + Bức tranh 1 thể hiện cảnh sinh hoạt của người làm nông. + Bức tranh 2 thể hiện khung cảnh các thanh niên trai tráng đang đấu vật. + Cách sắp xếp nhân vật gợi liên tưởng đến các chiều không gian khác nhau, trong cùng một bức tranh, nhằm diễn tả theo ý đồ của nghệ nhân.
|
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận cặp đôi.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình, lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS lắng nghe và thảo luận theo cặp.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận cặp đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2