Soạn giáo án lịch sử 6 cánh điều Bài 2: thời gian trong lịch sử

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử 6 Bài 2: thời gian trong lịch sử sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

 

BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

-       Biết được một số khái niệm và cách tính thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, âm lịch, dương lịch.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

-       Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

-       Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

-       Năng lực riêng:

·      Bước đầu có năng lực xác định được thời gian trong việc tìm hiểu về lịch sử.

·      Vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích sử dụng lịch âm, lịch dương hiện nay ở Việt Nam.

3. Phẩm chất

-       Trung thực trong việc xác định thời gian của các sự kiện lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

-       Hình ảnh, sơ đồ minh họa có liên quan đến bài học.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK Lịch sử và Địa lí 6.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu quan sát Hình 2.1 SGK trang 10 và trả lời câu hỏi:“Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 (1010)... Mùa thu, tháng 7, vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long”. (Đại Việt sử kí toản thư - Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê). Căn cứ vào thông tin nào trong đoạn trích trên để biết được sự kiện này đã diễn ra trong lịch sử?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi: Căn cứ vào thông tin trong đoạn trích trên để biết được sự kiện này đã diễn ra trong lịch sử: Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 (1010). Sự kiện này đã diễn ra cách ngày nay 1.011 năm.

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em biết được sự kiện vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La do biết được thông tin về thời gian trong lịch sử. Các em cũng có thể biết được hôm nay là thứ mấy, ngày tháng năm nào là do xem thông tin trên thờ lịch. Nhưng trên tờ lịch có ghi hai ngày khác nhau, ở góc phải tờ lịch còn ghi thêm như: ngày Quý Sửu, tháng Bính Thân, năm Tân Sửu,...Vì sao lại như vậy? Việc xác định thời gian, là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. Từ xa xưa, người ta đã rất quan tâm và phát minh ra nhiều cách tính thời gian khác nhau: đồng hồ, lịch,... Tại sao lại có nhiều cách tính thời gian khác nhau? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 2: Thời gian trong lịch sử.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vì sao phải xác định thời gian?

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được cách xác định thời gian trong lịch sử.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và quan sát Bảng một số sự kiện lịch sử Việt Nam SGK trang 10, trả lời câu hỏi: Căn cứ vào thông tin nào để sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau?

- GV giới thiệu kiến thức: Muốn phục dựng lại lịch sử thì phải xác định được thời gian và phải sắp xếp các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian.

- GV mở rộng kiến thức: Việc xác định thời gian của các sự kiện còn giúp ta biết được sự kiện đó đã diễn ra cách đây bao lâu, để thấy được giá trị và hạn chế của nó. Ví dụ: Một hiện vật càng cổ thì càng có giá trị, nhưng hiện vật cổ lại không mang vẻ đẹp hoàn mĩ như hiện vật hiện đại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Vì sao phải xác định thời gian?

- Căn cứ vào thông tin thời gian để sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 6 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo