Soạn giáo án địa lí 6 cánh điều Bài 21: lớp đất trên trái đất
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 6 Bài 21: lớp đất trên trái đất sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 21: LỚP ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Thông qua bài học, HS nắm được:
- Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.
- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.
- Kể được tên và xác định được trên bản đồ, lược đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc vùng ôn đới.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng:
· Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: kể được tên và mô tả được đặc điểm phân bố của một số loại đất chính ở vùng nhiệt đới hoặc vùng ôn đới.
· Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên: sơ đồ hoá thể hiện được các thành phần của đất; giải thích được vì sao việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo đất.
· Sử dụng các công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, biết tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy, sử dụng được tranh ảnh, lược đồ.
· Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên đất, tránh những hành động làm ô nhiễm đất.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Hình ảnh các tầng đất.
- Lược đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất.
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh
- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát clip tổng hợp về các loại đất khác nhau trên thế giới.
- HS quan sát.
- GV dẫn dắt vấn đề: Từ nhỏ, khi tham quan ruộng vườn em đã biết cây muốn sống được phải có đất. Nếu cất tốt thì cây sinh trường và đóm hoa kết trái tốt. Nếu đặt xấu (nghèo chất dinh dương) thì phải bón phân cho đất. Lớp đất trên Trái Đất tuy mỏng nhưng nếu không có đất thì điều gì sẽ xảy ra? Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm hiểu biết về lớp đất trên Trái Đất.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lớp đất trên Trái Đất
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất và trình bày được một số nhân tố hình thành đất.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS theo các nhóm, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, đọc các thông tin trong sách giáo khoa để thực hiện các nhiệm vụ sau: · Nhóm 1: Tìm hiểu về đất. · Nhóm 2: Tìm hiểu về thành phần của đất. Vẽ sơ đồ thể hiện. · Nhóm 3: Tìm hiểu về các tầng đất. · Nhóm 4: Tìm hiểu về các nhân tố hình thành đất. - GV theo dõi HS thảo luận và triển khai kĩ thuật mảnh ghép, hướng dẫn HS di chuyển theo sơ đồ ghép nhóm. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV hướng dẫn HS cách quan sát trên lược đồ, cách xác định dựa vào nền màu.
- HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Lớp đất trên Trái Đất a. Thành phần của đất - Đất là một lớp vật chất mỏng trên cùng của vỏ TĐ - Thành phần của đất: + Khoáng vật trong đất: hình thành do các quá trình phong hoá khác nhau xảy ra trong lớp vỏ Trái Đất. + Chất hữu cơ trong đất: là những tàn tích sinh vật chưa hoặc đang phân giải và những chất hữu cơ đã được phân giải. + Nước trong đất được chứa chủ yếu trong các khe hở và các hạt khoáng của đất. + Không khí trong đất: là nhân tố quan trọng trong phong hóa đá, là điều kiện cho sự phát triển sinh vật trong đất. b. Các tầng đất - Tầng thảm mục - Tầng mùn - Tầng tích tụ - Tầng đá mẹ - Tầng đá gốc c. Các nhân tố hình thành đất - Đá mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc thành tạo đất, cung cấp các khoảng vật cho đất, tạo nên các tính chất vật lí, hoá học của đất. - Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phong hoá, từ đó đất được hình thành. - Sinh vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 6 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức