Soạn giáo án địa lí 6 cánh điều Bài 12: thực hành: đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lắt cắt địa hình đơn giản

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 6 Bài 12: thực hành: đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lắt cắt địa hình đơn giản sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày dạy:…../…../……

BÀI 12: THỰC HÀNH: ĐỌC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN VÀ LẮT CẮT ĐỊA HÌNH ĐƠN GIẢN

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.

- Đọc được lát cắt địa hình đơn giản.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

·      Sử dụng các công cụ địa lí: biết đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn, biết đọc lát cắt địa hình đơn giản.

·      Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.

3. Về phẩm chất

- Có thái độ tích cực khi đi dã ngoại hoặc cách xử lí tốt khi gặp các tình huống ngoài thực địa.

3. Phẩm chất

- Có ý thức trong học tập, tích cực, chủ động khi làm việc nhóm.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình (hoặc sử dụng hình 12.1 phóng to).

- Phiếu học tập,

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV kiểm tra bài cũ và nhắc lại kiến thức cũ trước khi bước vào bài thực hành

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Bài học hôm nay chugs ta cùng thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đọc lược đồ địa hình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV giới thiệu cho HS các khái niệm: bản đồ, lược đồ địa hình, đường đồng mức.

+ Bản đồ địa hình là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác của một khu vực hoặc toàn bộ bề mặt Trái Đất.

+ Lược đồ địa hình: là hình vẽ thu nhỏ sơ lược về địa hình ở một khu vực hay toàn bộ bề mặt .

+ Đường đồng mức là một đường tưởng tượng của địa hình nối với điểm có độ cao bằng nhau trên một mức nhất định, chẳng hạn như mực nước biển trung bình hoặc điểm chuẩn.

- GV có thể cho HS ra ngoài sân vườn thực hành và hướng dẫn HS xác định hướng mặt trời mọc (tiết học sáng)

 - GV chia nhóm học tập, phát Phiếu học tập, yêu cầu quan sát lược đồ hình 12.1. Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ Khu vực này có dạng địa hình gì?

+ Độ cao lớn nhất của khu vực này là bao nhiêu? (1 900 m).

+ Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao bao nhiêu mét?

+ Các bản làng nằm tập trung ở độ cao bao nhiêu mét?

+ Hướng nghiêng của địa hình là hướng nào?

- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

– Khu vực này có dạng địa hình gì? (địa hình núi, thung lũng sông).

– Độ cao lớn nhất của khu vực này là bao nhiêu? (1 900 m).

– Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao bao nhiêu mét? (1 600 m).

– Các bản làng nằm tập trung ở độ cao bao nhiêu mét? (khoảng 800 – 1 000 m).

– Hướng nghiêng của địa hình là hướng nào? (hướng tây bắc – đông nam).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.  

1. Đọc lược đồ địa hình

– Dạng địa hình: địa hình núi, thung lũng sông

– Độ cao lớn nhất: 1 900 m

– Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao 1 600 m.

– Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng 800 – 1 000 m

– Hướng nghiêng của địa hình: hướng tây bắc – đông nam.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 6 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo