Soạn giáo án lịch sử 10 cánh diều Nội dung thực hành chủ đề 5

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử 10 Nội dung thực hành chủ đề 5 sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 4:

VĂN MINH ĐÔNG NAM Á

 (2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Tạo được một video clip giới thiệu về những yếu tố đã góp phần tạo nên sự thống nhất trong đa dang về tự nhiên của văn minh Đông Nam Á.

-       Vẽ được bức tranh về hoạt động của xóm làng thời kì văn minh của Đông Nam Á.

-       Tổ chức được cuộc thi kiến thức “Hành trình văn minh Đông Nam Á”.

-       Thực hiện được dự án học tập “Dấu ấn văn minh Đông Nam Á”.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức đã học về văn minh Đông Nam Á để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

·      Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.

-       Năng lực lịch sử:

·      Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 5.

·      Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.

3. Phẩm chất

-       Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.

-       Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.

-       Phiếu đánh giá bài thuyết trình.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử 10.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực hành chủ đề 5: Văn minh Đông Nam Á.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi ô chữ bí mật

a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ và chuyển giao nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, hàng dọc có liên quan đến chủ đề Văn minh Đông Nam Á.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật. HS có quyền chọn bất kì ô chữ nào để giải đố, cá nhân HS nào giải đúng ô chữ sẽ được điểm cộng.

- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:

+ Ô số 1 (9 chữ cái, tiếng Anh): Di tích tôn giáo lớn nhất thế giới; bảy kì quan thời trung đại; biểu tượng về văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử, nghệ thuật của Khmer; tên tiếng Việt là đền Đế Thiên; năm 1992, được ghi danh là Di sản văn hoá thế giới.
+ Ô số 2 (9 chữ cái, tiếng Anh): Stupa Phật giáo hình nậm rượu, kết hợp phong cách văn hoá Hindu giáo và Phật giáo; biểu tượng quốc gia, được in trên tiền giấy và quốc huy của nước này, được ghi danh là Di sản văn hoá thế giới năm 1995.

+ Câu 3 (9 chữ cái, tiếng Anh): “Tháp Phật trên đồi cao” kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới; xây dựng thế kỉ VIII - là bài ca trong đá về con đường giải thoát của các Phật tử; được ghi danh là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1991.

+ Câu 4 (10 chữ cái): Một đô thị cổ của Việt Nam, mang ảnh hưởng văn hoá Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây qua các thời kì khác nhau; nơi từng có thương cảng quốc tếsầm uất, thuộc tỉnh Quảng Nam, được ghi danh vào Di sản văn hoá thế giới năm 1999,

+ Câu 5 (9 chữ cái, tiếng Anh): Thành phố lịch sử ở Thái Lan xây bằng gạch đỏ trần; nơi sinh của đức vua Rama trong sử thi Ramayana. Năm 1991, được ghi danh vào Di sản văn hoá thế giới.

+ Ô chữ chủ (7 chữ cái) là một đặc trưng kinh tế ở Đông Nam Á.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế của bản thân về văn minh ĐNA để trả lời câu hỏi.

- HS tìm ô chữ chủ đề.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:

 

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

 

A

N

G

K

O

R

W

A

T

2

 

T

H

A

T

L

U

A

N

G

3

B

O

R

O

B

U

D

U

R

 

4

P

H

O

C

O

H

O

I

A

N

5

 

A

Y

U

T

T

H

A

Y

A

Ô chữ chủ đề: LÚA NƯỚC.

- GV mời đại HS khác nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chốt đáp án.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ và chuyển giao nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi về văn minh ĐNA.

c. Sản phẩm:

- Đặc trưng của văn hóa Đông Nam Á.

- Đặc trưng văn minh của Đông Nam Á qua lễ hội té nước.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

- Theo em, đặc trưng của văn hóa Đông Nam Á là gì?

- Lễ hội té nước ở các nước Đông Nam Á thể hiện đặc trưng nào của khu vực?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học về hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trả lời câu hỏi:

+ Đông Nam Á là một trong những trung tâm văn minh hình thành sớm, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của văn minh nhân loại. Văn minh Đông Nam Á mang đậm tính bản địa, thể hiện rõ nét tính chất “thống nhất trong đa dạng”. Mẫu số chung của văn minh Đông Nam Á là nông nghiệp trồng lúa nước. Các thành tựu văn minh Đông Nam Á thể hiện sự kết hợp độc đáo giữa các giá trị bản địa với sự tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.

+ Nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Lễ hội té nước ở mỗi nước có tên gọi khác nhau nhưng đều mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống khu vực, nhằm cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội té nước còn là nghi thức đón năm mới ở một số nước Đông Nam Á.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nội dung thực hành chủ đề 5 – Văn minh Đông Nam Á.

B & C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1: Tạo một video clip giới thiệu về những yếu tố đã góp phần tạo nên sự thống nhất trong đa dạng về tự nhiên của văn minh Đông Nam Á.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tạo một video clip giới thiệu về những yếu tố đã góp phần tạo nên sự thống nhất trong đa dạng về tự nhiên của văn minh Đông Nam Á.

b. Nội dung: GV cho HS hoạt động nhóm, các nhóm cùng lực chọn băng hình, trao đổi thảo luận và thuyết trình trước lớp.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử 10 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác