Soạn giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 8: cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử 10 Bài 8: cách mạng công nghiệp thời kì cận đại sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
CHỦ ĐỀ 4: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ CẬN ĐẠI
BÀI 8: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ CẬN ĐẠI
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được những nét chính về bối cảnh lịch sử, nêu được những thành tựu cơ bản, ý nghĩa đối với phát triển kinh tế của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.
- Phân tích được tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với xã hội, văn hoá.
- Biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, thảo luận để biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc sử dụng ngôn ngữ kết hợp với tư liệu để nêu được những thành tựu cơ bản và tác động, ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai.
- Năng lực lịch sử:
· Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác và sử dụng tư liệu, tranh ảnh, lược đồ,…để trình bày được những nét chính về bối cảnh lịch sử, nêu những thành tư cơ bản, ý nghĩa đối với phát triển kinh tế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.
· Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc phân tích được tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với xã hội, văn hóa.
3. Phẩm chất
- Biết trân trọng những phát minh, thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp để lại.
- Góp phần phát triển phấm chất chăm chỉ, trách nhiệm, cảm phục sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của con người để sáng chế ra những phương tiện
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích HS nảy sinh nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của bài học mới trong quá trình học tập.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh chiếc máy bay đang cất cánh; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết về sự ra đời của máy bay, người đầu tiên phát minh ra máy bay và lợi ích của việc di chuyển bằng máy bay so với các phương tiện khác.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về chiếc máy bay đang cất cánh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em có biết máy bay xuất hiện lần đầu tiên vào khi nào không? Ai là người đầu tiên phát minh ra máy bay?
+ Việc di chuyển bằng máy bay có lợi ích như thế nào so với việc đi bộ và việc sử dụng các phương tiện giao thông khác (cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy,...)?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và vận dụng hiểu biết của bản thân, thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
+ Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1903, do hai anh em nhà Rai phát minh.
· Mỗi anh em thực hiện hai chuyến bay vào ngày hôm đó. Lần bay đầu tiên, do Orville thực hiện kéo dài 12 giây và bay được khoảng 36.5 mét(120 ft). Lần bay cuối cùng, do Wilbur thực hiện kéo dài 59 giây và đi được 296 mét. Chiếc máy bay lúc Flyer I có sải cánh khoảng 12 mét và nặng khoảng hơn 300 kg, với động cơ xăng 12 mã lực. Hiện được bảo tồn tại Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ Smithsonian tại Washington, D. C.
· Tuy chiếc máy bay chưa thể tự cất cánh mà phải nhờ một thiết bị phóng bằng vật nặng cho thả rơi và khi cất cánh, hạ cánh phải lựa theo chiều gió, nhưng sự kiện này đã gây ra được tiếng vang dư luận rất lớn. Thiên tài của hai anh em nhà Rai đã biến giấc mơ từ ngàn xưa của loài người thành sự thật.
+ Lợi ích của việc di chuyển bằng máy bay so với việc đi bộ và việc sử dụng các phương tiện giao thông khác (cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy,...): tiết kiệm thời gian, giữ thể lực tốt hơn; tiếp cận nhiều điểm đến mà xe khách, tàu hỏa không thể tới; phục vụ chuyên nghiệp, sạch sẽ hơn; mang lại nhiều tiện nghi hơn so với các loại xe công cộng khác.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vào thời điểm năm 2021, để đi từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh bằng máy bay sẽ mất khoảng gần 2 giờ, bằng tàu hoả (loại có tốc độ cao nhất) mất khoảng 30 giờ, còn đi xe đạp có thể mất tới gần 1 000 giờ,... Như vậy, nếu không có những phương tiện giao thông hiện đại thì con người sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để di chuyển giữa các vùng. Tàu hoả, ô tô, tàu thuỷ, máy bay là một số thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại. Vậy các cuộc cách mạng công nghiệp đó diễn ra trong bối cảnh nào và có những thành tựu gì nổi bật? Những thành tựu ấy có ý nghĩa và tác động gì đối với thế giới? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác