Soạn giáo án lịch sử 10 cánh diều Nội dung thực hành chủ đề 4

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử 10 Nội dung thực hành chủ đề 4 sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

 

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 4:

CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

 TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

 (3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Thi hùng biện về một thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai mà em thấy ấn tượng nhất.

-       Chơi trò chơi ô chữ về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

-       Thực hiện dự án học tập về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư.

-       Tham gia câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” tổ chức cuộc thi tranh biện về tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đến con người.

-       Giới thiệu được một thành tựu của cách mạng công nghiệp tác động đến bản thân em.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức đã học về các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

·      Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.

-       Năng lực lịch sử:

·      Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 4.

·      Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.

3. Phẩm chất

-       Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.

-       Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.

-       Phiếu đánh giá bài thuyết trình.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử 10.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực hành chủ đề 4: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung: GV nêu vấn đề, HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và thực hiện nhiệm vụ. 

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời về giả thiết: Nếu các nhà khoa học kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao?

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu cho HS: Nêu suy nghĩ của em về giả thiết: Nếu các nhà khoa học kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học trong chủ đề 4, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời: Nếu các nhà khoa học kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ lệ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Cuộc sống của con người sẽ rơi vào trì trệ và không có động lực lao động. Con người lao động chủ yếu bằng lao động cơ bắp của con người. Kinh tế kém phát triển, đặc biệt là nông nghiệp, giao thông vận tải và nông nghiệp. Cuôc sống của con người không được cải thiện và phát triển. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa, tinh thần của con người cũng trở nên lạc hậu, kém phong phú. Không có sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.

- GV mời đại diện HS khác, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi hệ thống lại kiến thức trong Chủ đề 4 – Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới.

B & C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1: Thi hùng biện về một thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai mà em thấy ấn tượng nhất

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu và thuyết minh được thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai mà em thấy ấn tượng nhất.

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học về thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai để thực hiện nhiệm vụ học tập.

c. Sản phẩm học tập: HS hùng biện về một thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai mà em thấy ấn tượng nhất.

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập: Hùng biện về một thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai mà em thấy ấn tượng nhất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến và đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của các nhóm.

- GV mở rộng các phương tiện truyền thông như điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880, liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng rộng rãi trên thế giới.

Nhiệm vụ 2: Trò chơi ô chữ về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chơi trò chơi ô chữ, giải được các ô chữ hàng ngang, ô chữ chủ đề về cuộc Cách mạng cộng nghiệp thời kì cận đại.

b. Nội dung: GV nêu yêu cầu, câu hỏi từng ô chữ hàng ngang cho HS, HS vận dụng kiến thức đã học về cách mạng công nghiệp thời kì cận đại để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các ô chữ hàng ngang, ô chữ chủ đề.

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang và nêu câu hỏi:

+ Câu 1 (11 chữ cái): Phát minh của Hippolyte Pixii dựa trên nguyên lí Faraday, thúc đẩy nhanh việc sử dụng năng lượng điện.

+ Câu 2 (13 chữ cái): Phát minh của James Watt, là biểu tượng của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

+ Câu 3 (10 chữ cái): N. Tesla, Edison và Westinghouse đã có những phát minh tiên phong trong lĩnh vực này.

+ Câu 4 (8 chữ cái): Kỉ nguyên sản xuất hình thành với sự ra đời của máy hơi nước.

+ Câu 5 (4 chữ cái): Năng lượng được mệnh danh là “nguồn năng lượng của người nghèo”.

- GV yêu cầu HS sau khi giải được các ô chữ hàng ngang, tìm được sản phẩm của ô chữ chủ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử 10 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác