Soạn giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 3: sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử 10 Bài 3: sử học với các lĩnh vực khoa học khác sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 3: SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC KHÁC

 (3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Giải thích được Sử học là môn học khoa học mang tính liên ngành.

-       Phân tích được mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

-       Nêu được vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học.

-       Giải thích được sự hỗ trợ của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập về mối quan hệ của Sử học với các lĩnh vực khoa học khác; trao đổi và thảo luận nhóm khi tìm hiểu về mối quan hệ giữa Sử học với lĩnh vực khoa học khác. s

-       Năng lực lịch sử:

·      Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc sử dụng các tư liệu để nêu được vai trò của ngành KHTN và công nghệ đối với Sử học.

·      Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để giải thích Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành; phân tích mối liên hệ giữa Sử học với các ngành KHXH&NV khác; giải thích sự hỗ trợ của Sử học đối với các ngành KHTN và Công nghệ.

3. Phẩm chất

-       Chăm chỉ trong học tập, lao động, tìm tòi, tư duy lịch sử để mở rộng kiến thức.

-       Có thái độ tôn trọng khoa học lịch sử và các ngành khoa học khác; khơi dậy niềm đam mê tìm hiểu, khám phá và vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.

-       Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.

-       Tranh ảnh, tư liệu liên qua đến bài học Sử học với các lĩnh vực khoa học khác.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú với bài học mới.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh quần thể danh thắng Tràng An; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nội dung hồ sơ liên quan đến di sản trình UNESCO.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh quần thể di tích danh thắng Tràng An và yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi: Theo em, để vinh danh di tích – danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới, hồ sơ liên quan đến di sản trình UNESCO gồm những nội dung nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trả lời: Để vinh danh di tích – danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới, hồ sơ liên quan đến di sản trình UNESCO gồm những nội dung: kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ khu Quần thể danh thắng Tràng An và đề xuất lựa chọn tiêu chí văn hóa về giá trị nổi bật toàn cầu của Tràng An; nội dung Khảo cổ học tiền sử Quần thể danh thắng Tràng An trong bối cảnh Đông Nam Á và Đông Á; kết quả khảo sát địa chất, địa mạo khu Di sản Tràng An -  Những giá trị nổi bật về tự nhiên địa mạo khu vực Di sản Tràng An (tiêu chí 7 và 8); sự tương tác giữa môi trường và văn hóa thời tiền sử ở khu Quần thể danh thắng Tràng An…

- GV mời đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam. Để chuẩn bị hồ sơ khoa học thuyết minh về di sản trình UNESCO, nhiệm vụ nghiên cứu toàn diện về giá trị lịch sử - văn hoá, địa chất địa mạo, giá trị thẩm mĩ,... của danh thắng đã được triển khai. Nhờ đó, danh thắng Tràng An đã được ghi danh là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới. Như vậy, để khẳng định đầy đủ giá trị của một di sản văn hoá nói riêng và lịch sử nói chung cần có sự phối hợp, sử dụng thành tựu nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Vậy, các lĩnh vực khoa học có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử? Ngược lại, Sử học có đóng góp gì trong sự phát triển của các lĩnh vực khoa học khác? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Sử học  - môn khoa học mang tính liên ngành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành.

b. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân, yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát Hình 3.2 để giải thích vì sao Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành. Lấy ví dụ thể.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm và ghi được vào vở lý do Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông SGK tr.19 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích vì sao sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành? Lấy ví dụ cụ thể.

- GV hướng dẫn HS khai thác Hình 3.2, mục Em có biết và phân tích và mở rộng kiến thức cho HS:

+ Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long  là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long (thời Lý – Trần), Đông Kinh (thời Hậu Lê) và tỉnh thành Hà Nội (thời Nguyễn). Di chỉ khảo cổ này là minh chứng sống động cho nền văn minh châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỉ và tồn tại đến ngày nay.

+ Với những giá trị lịch sử, văn hóa mà công trình kiến trúc đặc biệt này mang lại, năm 2010, UNESCO đã ghi danh Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa Thế giới và nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm nghiên cứu khoa học cũng như tham quan, du lịch nổi tiếng của Hà Nội.

à Khi nghiên cứu về Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, nhà nghiên cứu cần sử dụng tri thức và phương pháp của nhiều ngành khoa học khác nhau như Khảo cổ học, Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, quan sát Hình 3.2 SGK tr.19 để giải thích vì sao Sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Tất cả các ngành khoa học đều có mối liên hệ, tương trợ lẫn nhau, không có ngành khoa học nào tồn tại độc lập và nghiên cứu một cách riêng lẻ. Sử học không chỉ sử dụng tri thức lịch sử và một số phương pháp cơ bản mà còn phải khai thác tri thức và phương pháp liên ngành để có cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về Sử học - môn khoa học mang tính liên ngành

- Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và phải khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan để phục dựng được hoạt trong quá khứ.

- Muốn miêu tả, phục dựng lại một cách đầy đủ quá khứ, nhà sử học không sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.

- Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó.

à Ví dụ:

+ Thông qua phương pháp bản đồ học, giúp thể hiện các vị trí tìm thấy các dấu tích của người nguyên thuỷ ở khu vực Đông Nam Á.

+ Sử dụng phương pháp của Hoá học (đồng vị cacbon phóng xạ) trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kì Đông Sơn, xác định được niên đại xuất hiện của các di vật khảo cổ học, biết được di vật đó liên quan đến thời kì lịch sử nào.

+ Sử dụng phương pháp Toán học (phương pháp thống kê, phương pháp tính tỉ lệ của các đối tượng nghiên cứu), đưa ra những kết luận tương đối xác thực về tình hình ruộng đất nói riêng, tình hình lịch sử Việt Nam dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn nói chung.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử 10 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác