Soạn giáo án KHTN 6 kết nối tri thức Bài 5: đo độ dài

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án khoa học tự nhiên 6 Bài 5: đo độ dài sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

 

BÀI 5: ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

- Nhận biết được giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.

- Nêu được đơn vị đo, dụng cụ thường dùng và cách đo chiều dài, thể tích.

- Chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

- Đo được chiều dài với kết quả tin cậy.

2. Năng lực

- Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực riêng:

·      Năng lực sử dụng công cụ đo chiều dài, thể tích.

·      Năng lực thực hành

·      Năng lực trao đổi thông tin.

·      Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

- Yêu thích môn học, hình thành phẩm chấtchăm chỉ, có trách nhiệm…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Một số loại thước: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, compa, thước cặp (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Từ một số hình vẽ, cho HS thấy rằng giác quan của con người có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. Qua đó, giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của các phép đo.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK (hoặc chiếu hình lên màn ảnh) và dự đoán xem đoạn thẳng nào dài hơn. Sau đó, cho HS tự kiểm tra dự đoán của mình bằng cách dùng thước đo.

- Đưa thêm ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai độ dài nếu chỉ

ước lượng bằng mắt.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đơn vị đo và dụng cụ đo chiều dài

a. Mục tiêu: Hướng dẫn để HS biết một số đơn vị và dụng cụ đo chiều dài thường dùng, giúp các em ước lượng được các chiều dài để lựa chọn dụng cụ đo phù hợp trước khi thực hiện phép đo.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1:

- GV: Yêu cầu HS phát biểu về các đơn vị đo độ dài mà các em đã biết và mối liên hệ giữa chúng (nếu biết). Sau đó, đưa ra đơn vị tiêu chuẩn của độ dài (mét).

GV giới thiệu thêm một số đơn vị ở phần “Em có biết?”

 

 

Nhiệm vụ 2:

- GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung trong SGK và đưa ra một số loại thước thực tế để HS nhận biết.

Thảo luận dùng loại thước nào thích hợp để đo chiều dài nào.

+ Yêu cầu HS xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một số loại thước nêu trên.

+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Đại diện nhóm trả lời câu hỏi

+ Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Đơn vị đo độ dài

- Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m.

- Ngoài ra còn có các dơn vị khác như: mm, cm, dm, km

Trả lời câu hỏi:

Đơn vị milimét (mm): d).

Đơn vị xentimét (cm): c).

Đơn vị mét (m): a), b).

Đơn vị kilômét (km): e).

II. Dụng cụ đo chiều dài

Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước do khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn,…

* Lưu ý:

Ngoài việc chọn dụng cụ đo phù hợp với kích thước và hình dáng của vật cân đo, chúng ta cân lưu ý:

- Nên chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo một chút để chỉ đo một lần.

- Muốn đo tới đơn vị đo nào, nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN băng đơn vị đo đó.

Trả lời câu hỏi:

1.

Thước

GHĐ

ĐCNN

Thước a

Thước b

Thước c

100cm

10cm

10cm

0,5 cm (5 mm)

0, 5 cm (5 mm)

0,1 cm (1 mm)

2.

Đo chiều dài

Thước đo thích hợp

a) Bước chân của em.

b) Chu vi ngoài của miệng cốc.

c) Độ cao cửa ra vào của lớp học.

d) Đường kính trong của miệng cốc.

e) Đường kính ngoài của ống nhựa.

Thước thẳng, thước cuộn

Thước dây

 

Thước dây, thước cuộn

 

Thước kẹp, compa kết hợp thước thẳng

 

Thước kẹp, compa kết hợp thước thẳng.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Thông tin:

  • Giáo án có đủ các bài trong chương trình, đủ kì I + kì II
  • Giáo án được gửi ngay và luôn sau khi chuyển phí

Phí giáo án:

  • 250k/học kì
  • 300k/cả năm

Cách tải giáo án:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo