Soạn giáo án KHTN 6 kết nối tri thức Bài 24: thực hành: quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án khoa học tự nhiên 6 Bài 24: thực hành: quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 24: THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ MÔ TẢ CƠ THỂ ĐƠN BÀO, CƠ THỂ ĐA BÀO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Làm được tiêu bản và quan sát được cơ thể đơn bào trong nước ao, hồ
- Quan sát và mô tả được một số hệ cơ quan của cơ thể người
-Quan sát và mô tả được các cơ quan của thực vật
- Phát triển kĩ năng quan sát, trình bày
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
- Năng lực riêng:
· Năng lực nghiên cứu khoa học
· Năng lực phương pháp thực nghiệm.
· Năng lực trao đổi thông tin.
· Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Thiết bị, dụng cụ và mẫu vật
- Lưu ý: Mẫu vật GV có thể cung cấp cho HS hoặc yêu càu HS chuẩn bị. Yêu caaif cho mẫu vật:
+ Mẫu nước ao( hồ), nên chuẩn bị từ 2-3 mẫu ở các ô (hồ) khác nhau
+ Tranh, ảnh màu về cấu tạo các hệ cơ quan của người ( hoặc mô hình nếu có)
+ 2 đến 3 đối tượng cây trồng gần giũ, gồm cả cây có hoa và quả ( ví dụ: cây hành, cây ớt, cây hoa hồng,....)
2. Đối với học sinh:
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Khơi gợi trí tò mò của HS vào bài học
b. Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV dẫn dắt:
Ở tiết học trước, chúng ta đã học về mối quan hệ từ hình thành mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, phân biệt đượcc ác cấp tổ chức sống và lấy được ví dụ thì ở bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ so sánh những kiến thức lí thuyết mà chúng ta đã học để thực hành quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào bằng cách thực hành quan sát kính hiển vi…
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hướng dẫn HD làm tiêu bản, quan sát và phân tích mẫu vật tranh ảnh
a. Mục tiêu: HS làm tiêu bản, quan sát các sinh vật đơn bào bằng kính hiển vi, sử dụng mô hình hoặc tranh, ảnh về các hệ cơ quan của cơ thể người, mẫu vật thật các loài thực vật
b. Nội dung: HS quan sát mẫu vật, trình bày về các hệ cơ quan và các cơ quan trong mỗi hệ cơ quan đó ở mô hình và mẫu vật
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời: - Tương tự các bài thực hành khác, HS sẽ thực hành theo nhóm dựa trên việc phân chia của GV ( nêu đảm bảo mỗi nhóm không quá 5HS) - GV giới thiệu ba hoạt động chính cũng như yêu cầu cụ thể đạt được cho từng hoạt động của bài thực hành theo bảng gợi ý dưới đây:
- GV lưu ý HS bám sát theo nội dung phần thu hoạch cần báo cáo sau bài thực hành Gv chia nhóm tiến hành thí nghiệm: + Với nội dung 1, GV có thể cho các nhóm trao đổi hình ảnh tiêu bản nếu khác nhau về mẫu nước để các nhóm quan sát được các cơ thể đơn bào khác nhau. Tương tự như vậy ở nội dung 2 và 3, nếu mẫu vật của các nhóm khác nhau và có đủ thời gian thực hiện. + GV cũng nên tạo một số tiêu bản chuẩn để hỗ trợ các nhóm không làm được hoặc có tiêu bản chất lượng thấp. GV cũng có thể dùng tiêu bản này để củng có lại kiến thức của bài học. - GV cần kiểm tra chất lượng mẫu nước trước khi sử dụng cho bài thực hành để đảm bảo quan sát được một số sinh vật đơn bào tiêu biểu như trùng giày, trùng roi xanh, trùng biến hình,... - Nên để nghị HS chuẩn bị mẫu thực vật đa dạng và phong phú, tuy nhiên GV cũng nên định hướng về một số loại cây nhất định để đảm bảo quan sát được đấy đủ các cơ quan chính của thực vật. - GV nên đưa ra yêu cấu cụ thể cẩn đạt được của mỏi nội dung thực hành cũng như những lưu ý ở từng hoạt động. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tiến hành các nội dung lần lượt theo trình tự trong SGK hoặc tuỳ theo sắp xếp của từng nhóm, GV giám sát để đảm bảo tất cả các HS trong nhóm đều tham gia, GV trợ giúp các nhóm gặp khó khăn khi tiến hành. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi trao đổi, các nhóm tổng hợp lại kiến thức và báo cáo - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV quan sát hướng dẫn HS GV nên sử dụng điểm thực hành như phần điểm thường để khuyến khíc HS | I. Chuẩn bị 1. Thiết bị, dụng cụ - Lam kim - Lamen - Cốc đong - Kinh hiển vi có vật kinh 10x,40x - Ống nhỏ giọt - Giấy thấm - Thìa 2. Mẫu vật + Nước ao (hồ) hoặc nước trong môi trường nuôi + Mô hình, tranh, ảnh, giải phảu một số hệ cơ quan ở cơ thể người + Một số loài thực vật có hình thái cơ quan khác nhau như cây lúa ( hoặc cây hành), cây rau ngót, cây bưởi nhỏ,… hoặc tranh, ảnh của một số loại cây. II. Cách tiến hảnh 1. Làm tiêu bản và quan sát cơ thê đơn bảo trong nước ao (hỗ) Bước 1: Dũng thia khuấy đều nước ao (hò) trong cóc. Bước 2: Dùng ống nhỏ giọt hút lầy một giọt nước ao (hỗ) nhỏ lên lam kính rồi đậy bằng lamen. Bước 3: Dùng giáy thám hút phản nước tran ra ngoải lamen. Bước 4: Quan sát tiêu bán bằng kinh hiển vi: + Quan sát ở vật kinh 10x và 40x. Vẽ lại cơ thế sinh vật đơn bảo mà em quan sát được. + Dựa vào Hinh 24.2, xác định tên sinh vật đơn bảo em đã quan sát được và hoàn thành vào bảng thu hoạch theo mẫu. 2. Quan sát mô hình hoặc, tranh cấu tạo một số hệ cơ quan của cơ thể người |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức