Soạn giáo án KHTN 6 kết nối tri thức Bài 16: hỗn hợp các chất

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án khoa học tự nhiên 6 Bài 16: hỗn hợp các chất sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 16: HỖN HỢP CÁC CHẤT

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

-         Nhận biết được vật thể xung quanh ta có thế làm tử một chất duy nhất (chất tính khiết) hoặc hai hay nhiều chất khác nhau (hỗn hợp).

-         Nhận biết được các tính chất cơ bản của chất không thay đổi khi tham gia vào hỗn hợp; các tính chất riêng, thành phần của hỗn hợp sẽ tạo ra tỉnh chất chung của hỗn hợp.

-         Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan, đụng địch thường trong suốt. Huyền phù, nhũ tương là các hỗn hợp không đồng nhất, chúng thường không trong suốt.

-         Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyển phù, nhũ tương.

-         Tìm được ví dụ về chất tỉnh khiết, nêu tính chất cơ bản của chất đó.

-         Tìm được ví dụ về hỗn hợp, kể tên các chất có trong hỗn hợp đó.

-         Tìm được ví dụ về đụng dịch, xác định chất tan và dụng mới trong dung dịch đó.

-         Tìm được ví dụ về huyển phù, nhũ tương; kể tên các chất có trong hỗn hợp đó.

-         Nhận biết được chất tan trong dung dịch có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.

-         Nhận biết được các chất khác nhau có khả năng hoà tan khác nhau.

-         Tìm được ví dụ về sự hoà tan chất khi trong thực tế.

-         Phân biệt được khả năng hoà tan của các chất rắn trong nước.

-         Đánh giá được ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hoá tan chất rắn và chất khí, thông qua quan sát các hiện tượng tự nhiên.

2. Năng lực

- Năng lực chung:nhận thức KHTN, tìm hiểu tự nhiên và vận dụng kiến thức, năng lwicj đã học

- Năng lực riêng:

·      Năng lực nghiên cứu khoa học

·      Năng lực phương pháp thực nghiệm.

·      Năng lực trao đổi thông tin.

·      Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

Chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng:

-         Hoạt động Tính chất của chất tan dung dịch có khác với ban đầu không? cần chuẩn bị 1 lọ muối ăn, 1 bình nước cất, 1 cốc thủy tinh 100ml, 1 bộ thìa, 1 đèn cồn, 1 hộp diêm ( bật lừa)

-         Hoạt động Phân biệt huyền phù với dung dịch cần chuẩn bị: 1 lọ đường, 1 lọ bật sắn dây, 2 cốc thủy tinh 100ml, 2 thìa, nước cất

-         Hoạt động Sự hòa tan một số chất rắn cần chuẩn bị: đường, muối ăn, bột đá vôi, thìa, 3 ống nghiệm, nước

Phiếu học tập

2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Gv tổ chức trò chơi cho HS như: quan sát xung quanh, kể tên các đồ vật, kể tên vật thể trong bức tranh và chất trong vật thể mà em biết, kể tên các loại nước uống và khả năng hòa tan của một số chất mà em biết

HS trả lời câu hỏi: Nước biển có chứa những chất gì mà lại có vị mặn?

Dẫn dắt: Các vật thể tạo thành từ các chất với màu sắc, thể, tính chất,… rất đa dạng. Tuy nhiên có thể phân loại chúng được không? Tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào các chất thành phần không? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hỗn hợp các chất….

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chất tinh khiết và hỗn hợp

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu vai trò của lương thực, thực phẩm

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dẫn dắt: Mỗi chất có màu, tính chất xác định. Vậy khi tạo nên hỗn hợp, màu dắc và tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào màu sắc, tính chất riêng của các chất không?

+ GV cung cấp cho HS một số kiến thức để nhận ra một hỗn hợp ví dụ hộp sữa không đựng “ chất sữa” mà chứa một hỗn hợp gồm nước, chất béo, protein, đường lactose, vitamin và khoáng chất.

+ Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

1. Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị nước cam thay đổi như thế nào? Từ đó hãy cho biết tĩnh chất của hỗn hợp có phụ thuộc thành phần không?

2. Hãy kể một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em

+ GV chia lớp thành các nhóm hoàn thành PHT1 trả lời cho câu hỏi 2

Chú ý: Phân loại chất cần chọn các trường hợp rõ ràng, tránh các trường hợp phức tạp đối với HS lớp 6 như “ chất gỗ”, “ chất gạch”,…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS trả lời câu hỏi và kể tên được chất tinh khiết, hỗn hợp trong đồ vật bên ngoài SGK theo gợi ý của GV, hoàn thiện được PHT1

+ HS khác nhận xét, bổ xung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Chất tinh khiết và chất hỗn hợp

1. Pha thêm nước, màu vàng của nước cam nhạt đi, bớt ngọt so với nước cam ban đầu

Kết luận: tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần của chất có mặt trong hỗn hợp

2. Một số ví dụ về chất tinh khiết: các đồ vật làm từ một kim loại duy nhất như trang sức bằng vàng, bạc,... nước cất, khí argon trong bóng đèn,...

Một số ví dụ về hỗn hợp: các hợp kim như gang, thép, đồng thau,...; rượu, không khí,....; đồng xu làm bằng nhôm, trong chiếc áo có chất cotton, chất màu,....

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 6 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo