Soạn giáo án công dân 7 kết nối tri thức Bài 3: học tập tự giác, tích cực

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 3: học tập tự giác, tích cực sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 3: HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

-       Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

-       Năng lực giáo dục công dân:

·      Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, thực hiện được việc học tập, tự giác và tích cực.

3. Phẩm chất

-       Chăm chỉ, trách nhiệm: tự giác tích cực trong học tập; biết góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.

-       Tranh ảnh, truyện thơ, thành ngữ, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề Học tập tự giác, tích cực.

-       Đồ dùng đơn giản để sắm vai.

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Giáo dục công dân 7.

-       Đọc trước Bài 3 trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi, dẫn dắt, tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động tập thể; HS lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự tự giác học tập của bạn nhỏ trong bài hát “Hổng dám đâu” (sáng tác Nguyễn Văn Hiên).

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS lắng nghe và hát theo bài hát “Hổng dám đâu” (sáng tác Nguyễn Văn Hiên).

https://www.youtube.com/watch?v=YRIybey0pKg

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát trên đã học tập tự giác như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và hát theo lời ca, giai điệu của bài hát.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát trên đã tự giác trong học tập, không tham gia các trò chơi cùng các bạn khi chưa hoàn thành bài tập.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Học tập là nhiệm vụ rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Học tập tự giác, tích cực chính là chìa khóa giúp mỗi chúng ta thành công trong cuộc sống.Để nắm được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực và giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Học tập tự giác, tích cực.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc câu chuyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”, quan sát tranh1-4 SGK tr.14, 15, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu câu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng trước lớp câu chuyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” SGK tr.14, 15.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV tiếp tục hướng dẫn các nhóm quan sát tranh 1-4 SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: Nêu những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực qua các bức tranh.

 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể thêm những biểu hiện học tập tự giác, tích cực của chính bản thân các em hoặc của người khác mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc câu chuyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”, quan sát tranh1-4 SGK tr.14, 15, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại các nhóm trình bày về những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận: Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực:

+ Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

+ Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài đây đủ, tích cực phát biểu xây đựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm... ).

+ Luôn cô gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thê, phù hợp với năng lực của bản thân.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

Đọc câu chuyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”

- Tinh thần tự giác, tích cực học ngoại ngữ của Bác Hồ:

+ Bác tự tìm cách học, tự học và tự rèn luyện đến khi đọc thông viết thạo và nói giỏi một ngoại ngữ mới.

+ Bác yêu thích ngôn ngữ mới, xác định phải biết tiếng Tây để hiểu Tây, và hiểu Tây thì mới thắng được Tây.

+ Bác học từ vựng một cách có hệ thống, hỏi những người bản xứ, ghi tên và nhớ cách phát âm.

 + Bác luôn tạo ra cho mình một “môi trường” học ngoại ngữ thường xuyên, đều đặn. Kiên trì mỗi ngày học thuộc mười từ, học ở mọi nơi, mọi lúc.

+ Bác thường xuyên sử dụng ngoại ngữ trong cuộc sống và công việc hằng ngày. Tự học và tự thực hành để ghi nhớ kiến thức.

à Giúp Bác rất nhiều trong quá trình tìm đường cứu nước và nâng tầm văn hoá, phục vụ sự nghiệp cách mạng.

Biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực qua tranh

- Tranh 1: ba bạn thảo luận nhiệt tỉnh trong hoạt động nhóm, một bạn nữ bên trái chưa tích cực trong làm việc nhóm.

- Tranh 2: chủ động học bài.

- Tranh 3: đọc và soạn trước các bài học.

- Tranh 4: hăng hái phát biêu xây dựng bài học.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công dân 7 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác