Soạn giáo án công dân 7 kết nối tri thức Bài 10: quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 10: quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

 

BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH

(4 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được khái niệm và vai trò của gia đình, quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

-       Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và người khác.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

-       Năng lực giáo dục công dân:

·      Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.

3. Phẩm chất

-       Trung thực, trách nhiệm: biết yêu thương và làm được những việc thực hiện được nghĩa vụ đối với những người thân trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.

-       Tranh, ảnh liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

-       Luật Hôn nhân và Gia đình.

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Giáo dục công dân 7.

-       Đọc trước Bài 10 trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của HS về chủ đề bài học, tạo hứng thú để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS lắng nghe và hát theo bài hát “Cho con”; HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về mối quan hệ của các thành viên trong gia đình em.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu, cho HS lắng nghe và hát theo giai điệu bài hát “Cho con” (sáng tác Phạm Trọng Cầu).

https://www.youtube.com/watch?v=0xymUnKBWis

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình mình theo gợi ý sau:

+ Mọi người trong gia đình đối với em như thế nào?

+ Kể một vài việc cha, mẹ, anh chị đã làm cho em (thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, tình thương yêu đối với em).

+ Em đã làm những gì để thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ và các anh chị em trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và hát theo bài hát “Cho con” (sáng tác Phạm Trọng Cầu) và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình mình.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Mỗi chúng ta, ai cũng có một gia đình. Đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng, che chở. Để gia đình luôn là tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc của mỗi người, mỗi thành viên cần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình. Để nắm rõ hơn về vai trò của gia đình, quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và vai trò của gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm gia đình, vai trò của gia đình.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc trường hợp SGK tr.56, 57, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở khái niệm và vai trò của gia đình.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu câu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp 1-2 SGK tr.56, 57 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết mối quan hệ của 2 thành viên trong hai trường hợp trên.

 

- GV gợi ý cho HS:

+ Những yếu tố tạo nên một gia đình: huyết thống, chăm sóc, nuôidưỡng, tình yêu thương,...

+ Những nhà chỉ có cha mẹ nuôi với con nuôi, có mẹ và con, cóông bà và cháu,... có phải là gia đình không?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là gì đình?

 

 

 

 

 

 

- GV chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm thảo luận, nghiên cứu một trường hợp trong SGK tr.57 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết vai trò của gia đình trong các trường hợp trên.

- GV nêu các gợi ý thảo luận để thấy rõ vai trò của gia đình thông qua các biểu hiện:

+ Sinh con, nuôi dưỡng, chăm sóc con.

+ Dạy bảo, giáo dục và tạo điều kiện để con được học tập và phát triển toàn diện.

+ Tham gia lao động, sản xuất, tạo thu nhập đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

+ Xây dựng môi trường sống lành mạnh, an toàn.

- GV yêu cầu các nhóm viết kết quả thảo luận ra giấy và cử đại diện trình bày trước lớp.

- GV tiếp tục cho HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Kể thêm các vai trò khác của gia đình mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp SGK tr.56, 57, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày khái niệm và vai trò của gia đình.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm và vai trò của gia đình

Tìm hiểu khái niệm gia đình

Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi

+ Trường hợp 1: gia đình dựa trên quan hệ hôn nhân và huyết thống (quan hệ hôn nhân hợp pháp, được pháp luật công nhận và bảo vệ).

+ Trường hợp 2: gia đình dựa trên quan hệ nuôi dưỡng (việc nhận nuôi con nuôi phải tuân thủ theo quy định pháp luật về nuôi con và phải đăng kí với cơ quan có thẩm quyền). 

 

 

 

 

 

 

Tìm hiểu khái niệm gia đình

Theo khoản 2, Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Tìm hiểu vai trò của gia đình

Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi

- Trường hợp 1: sinh con, nuôi dạy con cháu, lao động, sản xuất để có thu nhập đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của gia đình.

+ Trường hợp 2: xây dựng môi trường an toàn lành mạnh trong gia đình, giáo dục, dạy dỗ, tạo điều kiện cho con cháu phát triển toàn diện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tìm hiểu vai trò của gia đình

Vai trò của gia đình thể hiện qua các chức năng cơ bản của gia đình là: duy trì nòi giống, tổ chức kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công dân 7 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác