Soạn giản lược bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Soạn văn 12 bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Những phương diện cụ thể sau:

  • Tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa văn học)
  • Ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán)
  • Sinh hoạt (ăn, ở, mặc) ưa chừng mực, vừa phải
  • Quan niệm về cái đẹp trong suy nghĩ của người Việt

Câu 2:

Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

Ví dụ:

  • Về tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên, truyền thống uống nước nhớ nguồn, đi chùa đầu năm, đàu tháng và ngày rằm
  • Về văn học nghệ thuật: Từ xa xưa là văn học dân gian gần gũi (ca dao) rồi các tác phẩm về cuộc sóng nông thôn bình yên

Câu 3:

Những hạn chế của nền văn hóa truyền thống Việt Nam là thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và những đặc sắc nổi bật, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người, trí tuệ không được đề cao. Sỡ dĩ có hạn chế đó là do ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn, nhiều bất trắc của dân tộc.

Câu 4:

Những tôn giáo có ảnh hưởng: Phật giáo và Nho giáo

Người Việt tiếp nhận tôn giáo tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp hài hòa, thanh lịch của những người sống nghĩa tình

Câu 5:

Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa nhằm nói lên tích cực, và hạn chế văn hóa Việt Nam

Mặt tích cực:

  • Tính thiết thực: văn hóa gắn bó với đời sống cộng đồng
  • Có nét linh hoạt: thẩm thấu tích cực, cải biến cho phù hợp với đời sống người Việt
  • Dung hòa: giá trị nội sinh, ngoại sinh không loại trừ nhau

Mặt hạn chế: Thiếu sức sáng tạo vĩ đại, phi phàm

Câu 6:

Lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh:

  • Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc. 
  • Đồng hóa: tiếp thu cách chủ động, có sàng lọc, giá trị văn hóa bên ngoài
  • Khẳng định của tác giả: có căn cứ, cơ sở
  • Dân tộc trải qua thời gian bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa
  • Tiếp thu văn hóa từ bên ngoài nhưng không rập khuôn máy móc mà có sự chọn lọc, biến đổi phù hợp

VD thực tiễn như:

  • Tiếp thu chữ Hán → sáng tạo ra chữ Nôm
  • Tiếp thu các thể loại văn học Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú → sáng tạo song thất lục bát, biến thể thơ bát cú

Phần luyện tập

Câu 1:

 Anh (chị) hiểu thế nào là truyền thống tôn sư trọng đao? Trình bày những suy nghĩ của anh chị về vấn đề này trong nhà trường và trong xã hội hiện nay?

=> Xem tại đây

Câu 2:

Nét đẹp văn hóa gây ấn tượng nhất trong Tết Nguyên đán là mọi thành viên trong gia đình được sum họp bên nhau ấm áp.

  • Trong cuộc sống thường nhật, mọi người vì phải lo toan cho cuộc sống mưu sinh nên thường bận rộn, ít có dịp gần gũi nhau
  • Ngày Tết mọi người được nghỉ làm, quây quần bên nhau hạnh phúc, kể cho nhau nghe chuyện đã qua, và hướng nhau tới những điều tốt đẹp

Câu 3:

Hủ tục cần bài trừ trong ngày Tết Việt Nam:

  • Những hoạt động ăn nhậu liên miên, say xỉn điều khiển các phương tiện giao thông gây nguy hiểm cho mọi người
  • Nhiều người buôn thần bán thánh, lợi dụng niềm tin của người khác nhằm trục lợi cá nhân
  • Tệ nạn cờ bạc, cá độ gia tăng nhanh chóng
Từ khóa tìm kiếm: Soạn giản lược văn 12, hướng dẫn soạn văn 12, soạn văn lớp 12 ngắn nhất, soạn bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Bình luận