Soạn giản lược bài cảnh khuya và rằm tháng giêng

Soạn văn 7 bài cảnh khuya và rằm tháng giêng giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1: 

  • Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
  • Đặc điểm thể thất ngôn tứ tuyệt: mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, gieo vần chân ở câu 1, 2 và 4.

Câu 2: Hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya”  vẽ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng nhẹ nhàng. Nó gợi lên sự bình yên của cuộc sống.

Câu 3: 

  • Hai câu cuối của bài “Cảnh khuya” thế hiện sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc. Bác chưa ngủ không chỉ vì thiên nhiên mà còn vì tấm lòng lo dân lo nước.
  • Trong hai câu thơ ấy có từ "chưa ngủ" được lặp lại có tác dụng là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong một con người Hồ Chí Minh.

Câu 4: 

  • Rằm tháng giêng miêu tả một không gian rộng lớn với bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng được miêu tả khái quát từ gần tới xa, từ thấp lên cao.
  • Câu thơ thứ hai khá đặc biệt khi lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.

Câu 5: Bài Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh gợi em nhớ đến bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế.

Câu 6: Hai hài thơ "cảnh khuya" và "rằm tháng giêng" đã biểu hiện:

  • Tâm hồn: rất yêu thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
  • Phong thái: Lạc quan và ung dung của Bác, người chiến sĩ cách mạng.

Câu 7: Cảnh trăng ở mỗi bài có những nét đẹp riêng là:

  • Cảnh khuya là là ánh trăng đã được nhân hoá, cảnh trăng ngàn gió núi, trăng giữa rừng khuya, một cảnh trăng lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.
  • Rằm tháng giêng là cảnh trăng trên dòng sông, một khung cảnh bao la bát ngát tràn đầy sức xuân.

Phần luyện tập

Câu 1: Những bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về ánh trăng là:

Ngắm trăng (Nhật kí trong tù)

Trong tù không rượu cũng không hoa 

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ 

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ 

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ 

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 7, văn 7 tập 1, soạn giản lược cảnh khuya, soạn giản lược rằm tháng giêng, soạn văn 7 ngắn nhất

Bình luận

Giải bài tập những môn khác