Siêu nhanh giải bài 9 Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải siêu nhanh bài 9 Địa lí 6 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh Địa lí 6 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Địa lí 6 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình.
Nội dung chính trong bài:
BÀI 9: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. ĐỘNG ĐẤT VÀ NÚI LỬA
A. Hướng dẫn Giải rút gọn câu hỏi giữa bài
I. Cấu tạo của trái đất
Câu 1: Dựa vào hình 9.1 bảng 9.1 và thông tin trong bài em hãy cho biết:
- Trái Đất gồm những lớp nào?
- Đặc điểm cấu tạo bên trong của trái đất?
Giải rút gọn
- Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, manti, và nhân
- Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất: Mỗi lớp có những đặc điểm riêng về độ dày, trạng thái vật chất và nhiệt độ
+ Lớp vỏ dày 5 - 70km ở trạng thái rắn chắc.
+ Lớp Manti: dày đến 3000km bao bọc lõi và chiếm 70% khối lượng Trái Đất.
+ Nhân: là đọ dày trên 3000km, chia thành 2 lớp, nhiệt độ từ 4700 độ đến 5000 độ.
III. Động đất
Câu 2: Dựa vào hình 9.4 và thông tin bên trong bài em hãy:
- Mô tả lại diễn biến nguyên nhân và hậu quả của trận động đất
- Xác định các vành đai động đất
- Cho biết vành đai động đất trùng với ranh giới nào?
Giải rút gọn
- Diễn biến trận động đất:
+ Khi mọi người đang làm việc và các thiết rung lắc và rơi xuống đất vỡ tan
+ Thành phố đổ nát, thiếu nước, mất điện
Nguyên nhân: do sự dịch chuyển của mảng Ấn Độ- Ô-xtray-li-a về phía bắc dẫn đến va đập ở các chỗ nứt gãy và làm chấn động vùng núi Himalaya
- Các vành đai động đất:
+ Vành đai động đất ở phía tây châu Mĩ.
+ Vành đai động đất giữa Đại Tây Dương.
+ Vành đai động đất Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.
+ Vành đai động đất ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê - rinh qua Nhật Bản đến Phi-lip-pin.
- Vành đai động đất trùng với ranh giới tiếp giáp giữa các mảnh kiến tạo
IV. Núi lửa
Câu 3: Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định các vành đai núi lửa trên thế giới
- Cho biết vì sao núi lửa có thể phun trào? Việc núi lửa phun trào dẫn đến hậu quả gì?
Giải rút gọn
- Các vành đai núi lửa:
+ Vành đai núi lửa ở phía tây châu Mĩ.
+ Vành đai núi lửa phía đông Đại Tây Dương.
+ Vành đai núi lửa Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.
+ Vành đai núi lửa ở phía tây của Thái Bình Dương.
- Núi lửa có thể phun trào là do: các mảng kiến tạo va chạm hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào ra ngoài trái đất
- Việc núi lửa phun trào dẫn đến hậu quả:
+ Gây ra tổn thất với hàng trăm người thương vong và hàng trăm nghìn người khác phải sơ tán khỏi khu vực gần miệng núi lửa phun trào
+ Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.
+ Tạo thành lớp đất đỏ màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng
Câu 4: Thông tin về động đất và núi lửa có ở những nguồn nào?
Giải rút gọn
Thông tin về động đất và núi lửa có ở những nguồn thông tin qua các sách, báo, chương trình tivi, Internet, …
Câu 5: Những từ khóa nào thường được sử dụng để tìm thông tin về núi lửa và động đất?
Giải rút gọn
Những từ khóa thường được sử dụng để tìm thông tin về núi lửa và động đất như: núi lửa, động đất, ...
Thêm kiến thức môn học
Giải Địa lí 6 Chân trời sáng tạo bài 9, Giải bài 9 Địa lí 6 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh Giải bài 9 Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận