Siêu nhanh giải bài 7 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Giải siêu nhanh bài 7 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh Vật lí 12 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Vật lí 12 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình.

BÀI 7. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Hình 7.1 cho thấy một người đang bơm xe đạp, mỗi động tác đẩy pit-tông xuống ứng với một lượng không khí đang được đưa vào trong săm xe. Trong quá trình bơm, tất cả các thông số trạng thái: thể tích, áp suất, nhiệt độ và cả lượng không khí trong săm xe thay đổi. Sự thay đổi của các thông số này tuân theo quy luật nào?

Giải rút gọn:

Sự thay đổi của các thông số thể tích, áp suất, nhiệt độ, lượng không khí: tuân theo phương trình trạng thái khí lý tưởng.

1. KHÍ LÍ TƯỞNG

2. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG

Thảo luận 1: Quan sát Hình 7.2, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Khối khí biến đổi trạng thái (1) → (1’) theo quá trình nào? Viết biểu thức liên hệ giữa p1, V1 và p2, V’.

b) Khối khí biến đổi trạng thái (1’) → (2) theo quá trình nào? Viết biểu thức liên hệ giữa V’, T1 và V2, T2.

c) Từ hai biểu thức ở câu a và b, thiết lập mối liên hệ giữa p1, V1, T1 và p2, V2, T2.

Giải rút gọn:

a) Khối khí biến đổi trạng thái  (1) → (1’) là quá trình đẳng nhiệt. 

Biểu thức liên hệ theo định luật Boyle: p1V1 = p2V’

b) Khối khí biến đổi trạng thái  (1’) → (2) là quá trình đẳng áp.

Biểu thức liên hệ theo định luật Charles:

c) Từ hai biểu thức ở câu a và b, mối quan hệ giữa các thông số p, V, T là:

Thảo luận 2: Kết quả câu thảo luận 1 có thay đổi không nếu cho khối khí biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 thông qua trạng thái trung gian 1’’ theo trình tự: biến đổi đẳng áp, sau đó biến đổi đẳng nhiệt.

Giải rút gọn:

Ta có:

Vậy, kết quả câu thảo luận 1 không thay đổi nếu cho khối khí biến đổi từ trạng thái 1 sang 2 thông qua trạng thái 1”.

3. VẬN DỤNG PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG

Thảo luận 3: Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng, thiết lập mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khí trong quá trình đẳng tích. Vẽ phác đồ thị đường đẳng tích trong hệ tọa độ V - T.

Giải rút gọn:

Mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khí trong quá trình đẳng tích là:   

Đồ thị đường đẳng tích trong hệ toạ độ V-T là:

Luyện tập: Một chiếc lốp ô tô chứa không khí có áp suất tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố là 2,3 bar ứng với nhiệt độ 25oC (1bar = 105Pa). Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 50oC. Tính áp suất của không khí trong lốp xe lúc này.

(Coi gần đúng thể tích của lốp xe không đổi trong suốt quá trình nóng lên).

Giải rút gọn:

Thể tích của lốp xe không đổi trong suốt quá trình nóng lên.

Áp suất của không khí trong lốp xe lúc này là:

Vậy áp suất của không khí trong lốp xe đó là 2,5 bar.

Vận dụng: Hình 7.4 là hình ảnh một bình xịt côn trùng. Vì sao người ra đưa ra khuyến cáo “Không được ném bình vào lửa ngay cả khi đã dùng hết”?

Giải rút gọn:

Không được ném bình vào lửa ngay cả khi đã dùng hét bởi vì: khi ném bình vào lửa, nhiệt độ tăng làm cho áp suất bên trong bình tăng. Khi áp suất tăng đến một mức nhất định sẽ gây cháy nổ, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

BÀI TẬP

1. Người ta nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27oC, áp suất 1 atm để thể tích của khí chỉ còn 4 lít. Vì nén nhanh nên khí bị nóng lên đến 60oC. Áp suất khối khí sau khi nén là:

A. 2,78 atm            B. 2,25 atm            C. 5,56 atm            D. 1,13 atm

Giải rút gọn:

Áp suất khối khí sau khi nén là:

Đáp án A.

2. Sử dụng một cái bơm để bơm không khí vào quả bóng đá có bán kính khi bơm căng là 11 cm. Mỗi lần bơm đưa được 0,32 lít khí ở điều kiện 1 atm vào bóng. Giả thiết rằng quả bóng trước khi bơm không có không khí và nhiệt độ không đổi trong quá trình bơm. Hỏi sau 35 lần bơm thì áp suất khí trong bóng là bao nhiêu?

Giải rút gọn:

Thể tích không khí trong bóng sau 35 lần bơm là: V1 = 0,32.35 = 11,2 (lít)

Thể tích của bóng khi căng là:

Vì nhiệt độ không đổi, áp dụng định luật Boyle, ta có:

Vậy sau 35 lần bơm bóng thì áp suất khí trong bóng là 2 atm.

3. Giác hơi là một kỹ thuật chữa bệnh trong đông y để điều trị các bệnh do nguyên nhân hàn (lạnh) gây ra như: đau bụng, lưng, vai, gáy, cổ,...Trong giác hơi khô (Hình 7P.1), không khí bên trong những chiếc cốc thủy tinh được đốt nóng bằng que lửa, sau đó úp nhanh cốc lên vùng đau của người bệnh. Theo quan điểm của đông y, giác hơi giúp thải các độc tố tích tụ dưới lỗ chân lông ra khỏi cơ thể. Giải thích tại sao vùng da bên trong các cốc lại bị lổi lên, từ đó có thể giải phóng các độc tố khỏi cơ thể, làm người bệnh giảm đau và đỡ mỏi hơn.

Giải rút gọn:

Vùng da bên trong cốc bị lổi lên vì:

Khi úp cốc thủy tinh nóng lên da, không khí bên trong cốc chuyển động nhanh và va chạm mạnh hơn, tạo ra áp suất cao trong cốc. Áp suất này làm cho da bị kéo căng và lỗ chân lông mở rộng. Đồng thời, mao mạch máu dưới da bị vỡ do áp suất cao, dẫn đến hiện tượng da bị lổi lên. Từ đó có thể giải phóng các độc tố khỏi cơ thể, làm người bện giảm đau và đỡ mỏi hơn.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Vật lí 12 Chân trời sáng tạo bài 7, Giải bài 7 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh giải bài 7 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác