Câu hỏi tự luận Vật lí 12 Chân trời bài 7: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

Câu hỏi tự luận Vật lí 12 chân trời sáng tạo bài 7: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Khí lý tưởng là gì?

Câu 2: Giải thích ý nghĩa vật lý của phương trình trạng thái khí lí tưởng ?

Câu 3: Em có thể kể tên những ứng dụng của phương trình trạng thái trong các bài toán thực tế ?

Câu 4: Tại sao trong thực tế không có khí nào là khí lý tưởng hoàn toàn?

Câu 5: Em hãy viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?

Câu 6: Em hãy so sánh phương trình trạng thái của khí lí tưởng với các định luật Boyle và Charles ?

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Trong quá trình đẳng áp, nếu tăng nhiệt độ lên gấp đôi thì thể tích của khí thay đổi như thế nào?

Câu 2: Một lượng khí có thể tích 2 lít ở áp suất 1 atm và nhiệt độ 27°C. Tính thể tích của khí khi tăng nhiệt độ lên 127°C và giữ áp suất không đổi.

Câu 3: Một bình kín chứa khí ở áp suất 2 atm và nhiệt độ 27°C. Nếu làm lạnh bình đến nhiệt độ -73°C thì áp suất khí trong bình bằng bao nhiêu?

Câu 4: Một lượng khí đựng trong một xi lanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2 atm, 300K. Khi pit tong nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn 12l. Xác định nhiệt độ của khí nén.

Câu 5: Trong xi lanh của một động cơ đốt trong có 2,2 dm3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1amt và nhiệt độ 67℃. Pit-tông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí còn 0,36dm3 và áp suất tăng lên tới 14,2 atm. Tính nhiệt độ của hỗn hợp khí nén. 

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Một bình hình trụ dung tích 8 lít, đặt thẳng đứng, đậy kín bằng một nắp khối lượng 2kg, đường kính 20cm. Trong bình chứa khí ở nhiệt độ 100℃ và áp suất bằng áp suất khí quyển 105 Pa. Khí nhiệt độ trong bình giảm còn 20℃ thì muốn mở nắp bình cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu? Lấy g  = 9,8 m/s2

Câu 2: Động năng trung bình của phân tử khí lí tưởng ở 25℃ có giá trị là bao nhiêu?

Câu 3: Một phân tử khí lí tưởng đang chuyển động qua tâm một bình cầu có đường kính d = 0,1m. Trong mỗi giây, phân tử này va chạm vào thành bình cầu 4000 lần. Coi rằng phân tử này chỉ va chạm với thành bình và tốc độ của phân tử là không đổi sau mỗi va chạm. Tốc độ chuyển động trung bình của phân tử khí trong bình là bao nhiêu m/s.

Câu 4: Một chất khí mà các phân tử có vận tốc trung bình là 1760 m/s ở 0 °C. Tốc độ căn quân phương của các phân tử khí này ở nhiệt độ 1000 °C.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Người ta bơm khí oxi ở điều kiện chuẩn vào một bình có thể tích 5000l. sau nữa giờ bình chứa đầy khí ở nhiệt độ 24°C và áp suất 765mmHg. Xác định khối lượng khí bơm vào sau mỗi giây. Coi quá trình bơm diễn ra một cách điều đặn.

Câu 2: Một phòng có kích thước 8m x 5m x 4m. Ban đầu không khí trong phòng ở điều kiện chuẩn, sau đó nhiệt độ của không khí tăng lên tới 10°C, trong khi áp suất là 78 cmHg. Tính thể tích của lượng khí đã ra khỏi phòng và khối lượng không khí còn lại trong phòng.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận Vật lí 12 chân trời sáng tạo bài 7: Phương trình trạng thái của khí, Bài tập Ôn tập Vật lí 12 chân trời sáng tạo bài 7: Phương trình trạng thái của khí, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Vật lí 12 CTST bài 7: Phương trình trạng thái của khí

Bình luận

Giải bài tập những môn khác